Wrapped Token là gì?

Đã bao giờ bạn từng cảm thấy khó chịu và bất tiện vì không thể sử dụng được Bitcoin (BTC) trên Ethereum blockchain, hay các coin tồn tại trên một blockchain nhất định sẽ không thể nào chuyển đổi sang một blockchain khác?

Khi ngành công nghiệp tiền mã hoá ngày càng bùng nổ, điều này lại càng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Wrapped token xuất hiện như một giải pháp nhằm phá vỡ giới hạn đó và mở ra khả năng sử dụng các tài sản “ngoại quốc” trên blockchain.

Wrapped token là gì?

What Is Wrapped Bitcoin? | Alexandria
Nguồn: Coinmarketcap

Wrapped token là phiên bản token hoá của một loại tiền mã hoá khác. Nó được chốt giá trị theo tài sản mà nó đại diện và thường có thể quy đổi lại (hay còn được gọi là unwrapped) bất cứ lúc nào. Hiểu cách đơn giản hơn thì wrapped token chính là đại diện của một loại token nằm ngoài blockchain vốn có.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem wrapped token tương tự như stablecoin ở điểm nó cũng được chốt giá trị dựa trên một tài sản khác. Cụ thể, trong trường hợp stablecoin thì tài sản đó là fiat (tiền pháp định), còn với wrapped token thì tài sản đó là token.

Bên cạnh đó, vì blockchain là một hệ thống riêng biệt mà gần như không có bất kỳ cách nào để di chuyển thông tin giữa chúng, nên việc xuất hiện wrapped token sẽ là một hướng giải quyết nhằm tăng khả năng tương tác giữa các blockchain – quy trình này thường được gọi là cross-chain (xuyên chuỗi).

Chưa hết, một trong những điểm mà nhiều người dùng khá tâm đắc khác chính là việc họ có thể giao dịch các wrapped token như tất cả loại token khác một cách dễ dàng, mà không cần quá chú trọng đến quy trình wrap và unwrap. Đơn cử nhất là khi thực hiện giao dịch với cặp WBTC/ BTC ngay trên sàn Binance.

Cách hoạt động của wrapped token

Nguồn: Binance

Để có thể hiểu rõ, bạn có thể chọn Wrapped Bitcoin (WBTC) làm ví dụ. Theo đó, WBTC là một phiên bản mã hoá với tiêu chuẩn ERC-20, được chốt theo tỷ lệ 1:1 với giá trị Bitcoin (BTC) nhằm cho phép người dùng có thể sử dụng loại token này trên Ethereum network.

Wrapped token thường yêu cầu custodian (người giám sát) – một thực thể nắm giữ một lượng tài sản tương đương dưới dạng số lượng wrap. Bên giám sát này có thể là một merchant (thương nhân), một ví multisig (ví đa chữ ký), DAO, hoặc thậm chí là một hợp đồng thông minh. Vì vậy, trong trường hợp của WBTC, bên giám sát cần hold 1 BTC cho mỗi 1 WBTC được mint. Do đó, tất cả bằng chứng về lượng dự trữ này đều tồn tại trên chuỗi. 

Vậy quá trình wrap sẽ hoạt động như thế nào? 

Quy trình này sẽ được bắt đầu khi một thương nhân gửi BTC cho bên giám sát để mint. Sau đó, người giám sát mint WBTC trên Ethereum theo số lượng đã được gửi. Khi cần đổi lại WBTC về BTC, thương nhân sẽ gửi yêu cầu burn đến bên giám sát và BTC sẽ được giải phóng khỏi kho dự trữ. Bạn có thể coi bên giám sát là wrapper và unwrapper. Trong trường hợp của WBTC, việc thêm và xóa bên giám sát và thương nhân được thực hiện bởi DAO.

Mặc dù một số người trong cộng đồng có thể coi Tether (USDT) là wrapped token, nhưng điều này không chính xác. Trong khi USDT thường giao dịch theo tỷ lệ 1:1 với USD, thì Tether không giữ số lượng USD chính xác cho mỗi USDT được lưu hành trong kho dự trữ của mình. Thay vào đó, kho dự trữ này bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt trong thế giới thực, tài sản và các khoản phải thu từ việc cho vay. Tuy nhiên, ý tưởng cũng tương tự nhau. Mỗi token USDT có vai trò như phiên bản được bao bọc của đồng tiền pháp định USD.

Wrapped token trên Ethereum

Wrapped token trên Ethereum là token từ các blockchain khác được tạo ra để tuân thủ tiêu chuẩn ERC-20. Điều này nghĩa là bạn có thể sử dụng các tài sản không phải là tài sản gốc của Ethereum trên Ethereum. Việc wrap và unwrap các token trên Ethereum sẽ tốn phí gas.

Quy trình triển khai các token này có thể rất khác nhau. Một ví dụ thú vị về wrapped token trên Ethereum là wrapped ether (WETH). Tóm lược nhanh thì người dùng phải có ETH để thanh toán cho các giao dịch trên mạng lưới Ethereum, trong khi ERC-20 là tiêu chuẩn kỹ thuật để phát hành token trên Ethereum.

Tuy nhiên, do ETH được phát triển trước tiêu chuẩn ERC-20 nên nó không tuân thủ tiêu chuẩn này. Việc này làm phát sinh vấn đề, do nhiều dApp yêu cầu người dùng phải chuyển đổi giữa ETH và một token ERC-20. Đây là lý do tại sao wrapped ether (WETH) ra đời. Nó là phiên bản ETH được đã wrap tuân thủ tiêu chuẩn ERC-20. Về cơ bản, WETH là phiên bản token hóa của ETH trên Ethereum.

What is wBTC? Everything you need to know | by Vladislav Shabanov |  WhitePark Capital | Medium
Nguồn: Medium

Wrapped token trên Binance Smart Chain (BSC)

Cũng giống như wrapped token trên Ethereum, bạn có thể wrap Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa khác để sử dụng trên Binance Smart Chain (BSC).

Binance Bridge cho phép bạn wrap tài sản tiền mã hóa (BTC, ETH, XRP, USDT, BCH, DOT,…) để sử dụng trên Binance Smart Chain dưới dạng token BEP-20. Sau khi đưa tài sản lên BSC, bạn có thể giao dịch hoặc sử dụng các tài sản này trong nhiều ứng dụng yield farming. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng phí gas để wrap và unwrap trên BSC thấp hơn đáng kể so với các blockchain khác.

Lợi ích của việc sử dụng wrapped token

Mặc dù nhiều blockchain có tiêu chuẩn token riêng (ERC-20 của Ethereum hay BEP-20 của BSC) và các tiêu chuẩn này không thể sử dụng trên nhiều chuỗi. Do đó, việc Wrapped token sẽ cho phép người dùng sử dụng các token không phải là token gốc trên một blockchain nhất định.

Ngoài ra, wrapped token có thể giúp tăng thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn cho cả sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Khả năng wrap tài sản nhàn rỗi và sử dụng tài sản này trên một chuỗi khác có thể góp phần tăng cường sự kết nối giữa các nguồn thanh khoản biệt lập.

Cuối cùng, thời gian và chi phí là một lợi ích to lớn cần được nhắc đến khi sử dụng wrapped token. Mặc dù Bitcoin có một số thuộc tính hấp dẫn, nhưng nó không phải là nhanh nhất và đôi khi cũng tồn tại một số rào cản khá tốn kém. Tuy rằng hiện tại mọi thứ của Bitcoin có vẻ ổn, nhưng thỉnh thoảng có thể phát sinh một số vấn đề. Những vấn đề này có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng phiên bản được wrap trên blockchain với thời gian giao dịch nhanh hơn cùng chi phí thấp hơn.

Hạn chế của việc sử dụng wrapped token

Hầu hết các trường hợp triển khai wrapped token hiện tại đều yêu cầu niềm tin vào bên giám sát giữ tiền. Với công nghệ hiện nay, người dùng không thể sử dụng wrapped token cho các giao dịch chuỗi chéo thực sự – mà hầu hết đều phải thông qua bên giám sát. 

Tuy nhiên, một số lựa chọn có tính phi tập trung hơn đang được triển khai và có thể ra mắt trong tương lai, để giúp quy trình mint và chuyển đổi wrapped token được thực hiện một cách trực quan hơn. Song, điều này cũng có thể tương đối tốn kém do phí gas cao và có thể tạo ra một số vấn đề về độ trượt giá.

Lời kết

Wrapped token đang được cho là một phương án có khả năng mở rộng nhiều bridge (cầu nối) hơn giữa các blockchain khác nhau. Điều này giúp tăng khả năng tương tác trong hệ sinh thái tiền mã hóa và Decentralized Finance (DeFi). Đồng thời, Wrapped token cũng hỗ trợ việc sử dụng vốn hiệu quả hơn và giúp các ứng dụng có thể dễ dàng chia sẻ thanh khoản với nhau.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment