Lịch sử về chu kỳ tiền mã hóa liệu có lặp lại?

Chắc hẳn nếu đã ở trong thị trường tiền mã hóa một thời gian đủ lâu, anh em đều đã nghe qua về tính chất chu kỳ của tiền mã hóa. Khi đối chiếu với quá khứ, chúng ta đều thấy được một sự tương đồng kinh ngạc về chu kỳ 4 năm của thị trường.

Vậy chu kỳ tiền mã hóa là gì, liệu đó có phải chiếc là chìa khóa để giúp chúng ta có thể mở toang cánh cửa đến với sự thành công trong lĩnh vực tiền mã hóa hay không?

Chu kỳ tiền mã hóa là gì?

Chu kỳ tiền mã hóa là một lý thuyết về sự tồn tại của một chu kỳ tăng trưởng và suy thoái trong khoảng 4 năm của thị trường tiền mã hóa.

Vậy tại sao chu kỳ của tiền mã hóa lại phải là 4 năm mà không phải là 5 năm hay con số nào khác? Điều này bắt nguồn từ tính chất của mạng lưới Bitcoin – đồng coin hàng đầu đang dẫn dắt thị trường, thứ hiện tại đã vươn lên và được công nhận là một loại tài sản lưu trữ giá trị. Mỗi 4 năm một lần mạng lưới Bitcoin lại tiến hành “halving” và phần thưởng khối của Bitcoin và mạng lưới sẽ giảm đi một nửa. Hay nói cách khác cứ mỗi 4 năm lượng Bitcoin “lạm phát” sẽ giảm đi một nửa.

Bitcoin Halving Là Gì, Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Dân Đào Bitcoin?

Chính điều này đã sinh ra một lý thuyết về chu kỳ 4 năm của Bitcoin và thị trường tiền mã hóa.

Thông thường sau mỗi đợt Halving, thị trường tiền mã hóa thường chứng kiến một đợt tăng trưởng vượt bậc về giá trị của Bitcoin nói riêng và toàn bộ thị trường tiền mã hóa nói chung.

Điều này hoàn toàn hợp lý trong quá khứ khi nguồn cung Bitcoin được sinh ra thêm từ quá trình khai thác là rất lớn và sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả. Nhưng liệu điều này có còn đúng trong tương lai? Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau giải đáp câu hỏi này qua những mục bên dưới.

Lý thuyết về mô hình Stock2Flow

Lý thuyết nổi bật nhất về chu kỳ tiền mã hóa có thể kể đến chính là mô hình Stock2Flow của PlanB.

Mô hình này được xây dựng dựa trên mô hình Stock2Flow nổi tiếng của thị trường tài chính truyền thống để đo lường giá trị của vàng, bạc và những khoáng sản có trữ lượng khan hiếm.

Mô hình Stock-to-Flow của Bitcoin. Nguồn: LookIntoBitcoin.com
Mô hình StocktoFlow của Bitcoin được phát triển bởi PlanB

Nói một cách đơn giản mô hình Stock to Flow (SF hoặc S2F) là một cách để đo lường độ dồi dào của một tài nguyên cụ thể. Trong đó Stock là trữ lượng còn Flow là lưu lượng. Tỷ lệ Stock to Flow được tính bằng tổng trữ lượng chia cho lưu lượng được sản xuất hàng năm.

Theo những người ủng hộ mô hình Stock2Flow, Bitcoin có thể xem là một loại tài nguyên bởi nó khan hiếm, tốn kém để tạo ra, và có nguồn cung tối đa được giới hạn ở mức 21 triệu đơn vị.

Tuy nhiên mô hình này vẫn tồn tại những hạn chế về mặt tổng thể của tài nguyên khi nó chỉ chăm chăm tập trung đo lường sự khan hiếm mà bỏ qua những giá trị thực tế, ứng dụng của tài nguyên đó trong cuộc sống.

Biểu đồ Stock-to-flow dự đoán rằng giá Bitcoin vào ngày 31/12/2022 sẽ là $ 78,280. Dự đoán giá Bitcoin của nó trong 1 năm sau vào ngày 31/12/2023 là $81,956. Sau đó, có một bước nhảy vọt đáng kể là $306,984 vào ngày 31/12/2024.

Nhìn lại những chu kỳ tiền mã hóa trong quá khứ

Hiện tại, theo lý thuyết chu kỳ 4 năm, chúng ta đang ở trong chu kỳ 4 năm thứ 3 của Bitcoin. Trước đó Bitcoin đã trải qua 3 chu kỳ “halving” 4 năm bao gồm: 2009-2012, 2013-2016, 2016-2020.

Bitcoin: Halving Cycle Resumes, Backed By Fundamental Catalysts (BTC-USD) |  Seeking Alpha
Hiện tại chúng ta đang ở trong chu kỳ Halving thứ 3.

Có thể thấy được rằng theo tính chất chu kỳ 4 năm, sau mỗi lần “halving” của Bitcoin, giá trị Bitcoin và thị trường tiền mã hóa đều bước vào một đợt tăng trưởng phi mã và tiếp đó sẽ bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài để chuẩn bị cho một đợt tăng trưởng sau lần “halving” tiếp theo.

Tuy nhiên trong thực tế nếu xét theo những lần tăng trưởng từ đáy của Bitcoin và thị trường tiền mã hóa, chúng ta đang cũng đang ở trong chu kỳ thứ 4 và 3 chu kỳ trước đó bao gồm: 2011-2012, 2013-2014, 2015-2018.

Image
Chu kỳ của Bitcoin tính theo những lần Bump&Dump ngày càng dài ra.

Theo lý thuyết này, anh em có thể thấy chu kỳ Bump&Dump của Bitcoin ngày càng có xu hướng kéo dài ra, nhưng 3 chu kỳ trước đó đều chứng kiến một điểm chung đó là tuân theo lý thuyết tăng trưởng 5 sóng 12345 của Elliot. Đồng thời, trước khi kết thúc chu kỳ, thị trường sẽ chứng kiến một con sóng tăng trưởng cực kì mạnh mẽ, đầy sự “tham lam” của đám đông trước khi mọi thứ bị nhấn chìm mà mất đi gần như toàn bộ giá trị.

Liệu lý thuyết về chu kỳ 4 năm có còn đúng trong tương lai?

Theo cá nhân mình đánh giá thì mỗi khi Bitcoin Halving diễn ra thì thị trường vẫn sẽ có được một sự tăng trưởng, nhưng Halving sẽ không còn là một yếu tố quá quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ của thị trường như trong quá khứ. Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy xem xét đến những yếu tố sau:

  • Vốn hóa của thị trường hiện tại
  • Những chủ thể tham gia vào thị trường
  • Nguồn cung hiện tại của Bitcoin
  • Chất lượng mặt bằng chung của những dự án blockchain

Vốn hóa của thị trường và Bitcoin hiện tại

Hiện tại vốn hóa của thị trường Crypto đang ở mức 1,300 tỷ USD và vốn hóa của riêng Bitcoin đang rơi vào khoảng 600 tỷ.

Anh em có thể thấy Bitcoin vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn hóa cũng như sức ảnh hưởng đối với thị trường crypto, vào thời điểm ATH gần nhất vốn hóa của Bitcoin đã đạt đến mức 1,300 tỷ.

Vốn hóa thị trường tiền mã hóa thời điểm hiện tại

Tương lai của Bitcoin ngày càng rõ ràng khi nó không còn được đồn thổi để trở thành kẻ thách thức hệ thống Fiat và trở thành đồng tiền chung của thế giới. Mà giờ đây, Bitcoin đã được chấp nhận rộng rãi và trở thành tài sản lưu trữ giá trị khiến cho các chính phủ, ngân hàng và các tập đoàn lớn phải quan tâm đến.

Cá nhân mình tin chắc rằng trong tương lai Bitcoin sẽ trở thành “vàng 4.0”. Đồng thời, Bitcoin cũng sẽ được nhiều quốc gia thiết lập bản vị tiền tệ gắn với nó.

Những chủ thể tham gia vào thị trường

Trước đây, những người tham gia vào thị trường Crypto chủ yếu là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, những quỹ đầu tư ẩn danh, và các công ty nhỏ.

Tuy nhiên, hiện tại thị trường tiền mã hóa đã có được sự chấp nhận và tham gia đầu tư của những chủ thể nổi tiếng trong thị trường tài chính truyền thống. Đó là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các quỹ đầu tư tài chính danh tiếng, các ngân hàng lớn và đặc biệt là sự tham gia của những quốc gia trong vấn đề lưu trữ và hợp pháp hóa Bitcoin, chẳng hạn như El Salvador.

Khi học thuyết trò chơi về Bitcoin được áp dụng ở quy mô quốc gia, có lẽ luật chơi sẽ thay đổi.

Liên tục 'bắt đáy' Bitcoin, El Salvador lời hay lỗ? - Blockchain
El Salvador – quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hoàn toàn Bitcoin.

Nguồn cung hiện tại của Bitcoin

Hiện tại tổng nguồn cung của Bitcoin là khoảng 19,000,000 BTC và chỉ còn khoảng 2,000,000 BTC có thể khai thác trong tương lai. Đồng thời những đợt Halving của Bitcoin tiếp theo nguồn cung Bitcoin lạm phát sẽ không còn đáng kể, đồng nghĩa với việc những sự kiện Halving của Bitcoin mỗi 4 năm tiếp theo cũng sẽ bị giảm đi sức ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin.

Bitcoin's supply curve [38] | Download Scientific Diagram
Tốc độ lạm phát của Bitcoin ngày càng suy giảm về mức tiệp cận 0, điều này sẽ khiến cho sự kiện Bitcoin Halving bị suy giảm về sức ảnh hưởng

Chất lượng mặt bằng chung của những dự án blockchain.

Khác với những thời điểm trong quá khứ từ 2019 trở về trước. Hiện tại thị trường tiền mã hóa không còn là nơi giao dịch của những “ước mơ điên rồ” và những “lời hứa suông”.

Hiện tại đa phần các dự án trên thị trường đều đã hoàn thành sản phẩm cho riêng mình, đó là sự nở rộ của Defi, NFT, GameFi, Metaverse,… mọi thứ đã trở nên rõ ràng cho nhà đầu tư, lớp rèm giấy của những kẻ “hứa suông” đã bị thiêu rụi.

Thị trường tiền mã hóa giờ đây đã có được lượng người dùng lớn mạnh và vẫn sẽ tiếp tục một đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Thị trường hiện tại sẽ khó còn có thể chứng kiến một sự tụt giảm 85-99% giá trị của toàn bộ các đồng coin như trong quá khứ.

Lời kết

“Khi bạn nghĩ rằng mình đã tìm được chìa khóa cho thị trường, thì thị trường lại đổi ổ khóa”

Có lẽ lý thuyết chu kỳ 4 năm và Bump&Dump trong tương lai sẽ giảm bớt đi sức ảnh hưởng, thị trường tiền mã hóa sẽ ngày càng ổn định hơn.

Trump Thành


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment