Gần đây, NFT đã trở thành một cái tên mới nổi khá tiêu biểu trên cộng đồng blockchain. Bằng những thành tựu đã đạt được, NFT đã thu hút được một lượng lớn người chơi tham gia, không ngừng xây dựng và củng cố vào cộng đồng. Và ngay tại bài viết này, Bitcoincuatoi sẽ gợi ý cho bạn 10 mẹo hàng đầu về cách tạo sự kích thích cho NFT được cộng đồng đề xuất cao nhất.
Bạn vừa mới mint (đúc) NFT đầu tiên hoặc có thể là một cặp và đang tự hỏi rằng tại sao nó không thu hút được nhiều sự chú ý như bạn tưởng?
Nhiều artist (nghệ sĩ) đạt được thành công trong không gian kỹ thuật số (digital art space) đã làm việc không ngừng nghỉ để xây dựng được một lượng người theo dõi khổng lồ trên social media (mạng xã hội).
Điều đáng chú ý là những artist này không tích lũy lượng lớn người theo dõi chỉ sau một đêm, thay vào đó họ đã làm việc để trau dồi kỹ năng của mình trong social media marketing (tiếp thị truyền thông xã hội). Những kỹ năng này có thể được xem như một nền móng vững chắc giúp họ xây dựng thành công cộng đồng cùng một số lượng người hâm mộ trung thành.
Hãy xem bạn có thể tích góp được gì từ cách mà những artist (nghệ sĩ) đang quảng bá thương hiệu cá nhân cùng các tác phẩm nghệ thuật của họ trên mạng xã hội.
Bắt đầu sớm và tạo ra sự hứng thú
Đừng lo ngại! Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu quảng bá các tác phẩm của mình trước khi nó được phát hành.
Khi bạn bắt đầu mint (đúc) NFT của mình, điều quan trọng là phải quảng bá và tạo ra một số điểm đặc biệt để cường điệu hoá chúng lên, các nhà sưu tập có thể sẽ chú ý đấy! Điều này có thể một phần thúc đẩy họ tham gia.
Tôi khuyên bạn nên giới thiệu tác phẩm nghệ thuật của mình xuyên suốt khoảng hơn một tuần trước khi phát hành trên marketplace. Hãy thận trọng khi giới thiệu chúng vì có thể các khán giả sẽ cảm thấy chán và kém thú vị nếu tần suất xuất hiện của chúng quá nhiều trong khoảng thời gian lâu. Bạn cần phải khéo léo để giữ cho các bài đăng luôn đem đến được sự thú vị.
Sau thông báo ban đầu, bạn nên cập nhật cho khán giả của mình bằng cách chia sẻ thêm thông tin vài ngày một lần.
Dưới đây là ví dụ để bạn có thể hình dung rõ nét hơn về đề xuất mà tôi đưa ra.
1. Tuần đầu tiên trước khi phát hành:
2. Vài ngày trước khi phát hành:
3. Ngày phát hành (trước khi phát hành trực tiếp):
4. Sau khi NFT của bạn đã được bán:
Thêm mục thông tin cá nhân
Những người theo dõi và khán giả muốn biết người đứng sau những sáng tạo của bạn, quy trình, công cụ/ ứng dụng và cách bạn tạo cảm hứng. Sự chân thành và cởi mở sẽ giúp khán giả kết nối với bạn với tư cách là một người thân thiện hơn chứ không chỉ là tư cách là người sáng tạo. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một sự kết nối cảm xúc từ bên trong và gây được thiện cảm với các artwork (tác phẩm nghệ thuật) của bạn.
Một điểm khác cũng rất quan trọng đó là tránh việc chỉ chia sẻ duy nhất các bài đăng khi đang quảng cáo NFT mới nhất của mình, vì nó trông có vẻ quá bán hàng hoặc gọi vui thì là quá đa cấp.
Bạn muốn những người theo dõi có thể kết nối với người đứng sau các artwork (tác phẩm nghệ thuật), vì vậy hãy cho họ thấy được sở thích, thói quen, phong cách của bạn thông qua nơi làm việc, bữa ăn hoặc thậm chí là thú cưng của bạn. Điều này có thể sẽ kéo được khoảng cách giữa bạn và những người theo dõi lại gần hơn.
Tạo sự đồng nhất cho bài viết của bạn
Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực social media marketing (tiếp thị truyền thông xã hội) khuyên bạn nên chia sẻ 5 – 7 bài đăng mỗi tuần. Nghe có vẻ hơi nhiều? Khoan vội kết luận, để tôi phân tích thêm một chút! Khi bạn bắt đầu xem xét và hiểu rõ được việc mình cần làm, khâu sáng tạo nội dung sẽ rất dễ dàng với bạn. Và hãy nhớ rằng, bạn càng đăng nhiều, thì mức độ tương tác của bạn càng nhiều, từ đó dẫn đến việc thu hút được nhiều người theo dõi hơn.
Để giảm bớt một số rắc rối, bạn có thể xem xét các công cụ thiết lập lịch biểu social media như Hootsuite và Buffer để tạo lập kế hoạch và lên lịch trước cho các bài đăng của bạn.
Đừng quên thêm những lời hứa hẹn!
Chúng ta không thể quá nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hứa hẹn. Hãy nhớ rằng bạn phải cho để được nhận. Tennis là một ví dụ tương tự tuyệt vời cho cách thức hoạt động của giao tiếp hai chiều. Những trận đấu tuyệt vời được lấp đầy bởi những cú vô lê tuyệt vời. Như vậy, để cải thiện sự tương tác của bạn, hãy nghĩ về sự giao tiếp hai chiều như một cuộc đối thoại hoặc cuộc trò chuyện qua lại.
Trả lời DM (Direct Message – tin nhắn trực tiếp) hoặc trò chuyện trong phần comment, thích và cung cấp hỗ trợ cho các nghệ sĩ khác hay mọi người nói chung. Hầu hết họ thường sẽ rất vui vì điều đó. Hãy tận dụng tính năng Story trên Instagram để đặt câu hỏi, thực hiện khảo sát, tìm kiếm các quan sát. Điều này sẽ làm cho các bài đăng của bạn có tính tương tác cao hơn, giúp tăng lượng thu hút nhiều hơn trên trang và đẩy mạnh profile của bạn.
Nếu bạn là người nhút nhát, người hay xấu hổ (Shrinking Violet), hãy tập cách tự tin hơn!
Với nhu cầu lớn về nội dung video như vậy, không có gì lạ khi cả marketer (người làm Marketing) và content creator (người sáng tạo nội dung) trên toàn thế giới đều bắt đầu cân nhắc việc thử sức với nó. Tuy nhiên, nhiều người mắc chứng ngại máy ảnh, khiến họ từ chối chúng.
Trong nền xã hội phát triển của chúng ta như hiện nay, việc có thể kết nối một chút đặc điểm nhận diện (chẳng hạn như gương mặt) sẽ tạo ra một cầu nối giữa nghệ sĩ và khán giả. Tôi phát hiện rằng các nghệ sĩ có thể thúc đẩy sự phấn khích bằng cách chia sẻ các video ngắn của chính họ để khiến khán giả phấn khích. Những clip ngắn này có thể được sử dụng như cơ hội để giới thiệu những hiểu biết sâu sắc về hành trình sáng tạo của họ, truyền cảm hứng và trưng bày nơi làm việc cũng như quá trình đằng sau các tác phẩm nghệ thuật của họ.
Đừng ngại nữa, hãy tập làm quen trước ống kính và tin rằng bạn hoàn toàn có thể làm được!
Bức tranh đáng giá 1000 từ
“Các ý tưởng phức tạp và đôi khi có thể được thể hiện trong một hình ảnh duy nhất, nhưng vẫn truyền tải ý nghĩa hoặc bản chất của nó hiệu quả hơn so với mô tả bằng lời nói hoặc văn bản.”
Theo Twitter, các Tweet có hình ảnh có khả năng đẩy trung bình 35% tương tác so với một Tweet thông thường.
Nếu bạn đang thực hiện một số hoạt động marketing trước khi drop, tôi khuyên bạn nên sử dụng hình ảnh mở đầu không tiết lộ quá nhiều thông tin. Đối với video hoặc ảnh gif, bạn nên sử dụng video clip dài 3–5 giây.
Dù bằng bất kỳ cách nào, tôi nhấn mạnh bạn không được quên rằng nhớ phải luôn luôn thêm một bức ảnh hoặc video vào các bài đăng của mình.
Chú trọng đến các chi tiết
Khi tạo nội dung quảng cáo cho NFT của bạn, điều quan trọng cần lưu ý là:
- Ngày: ngày tác phẩm nghệ thuật sẽ được phát hành hoặc khi cuộc đấu giá kết thúc.
- Link: bao gồm các đường dẫn đến tác phẩm nghệ thuật của bạn. Điều này sẽ giúp người hâm mộ dễ dàng truy cập để theo dõi và mua hàng.
- Thẻ tag và tiêu đề: đề cập đến tiêu đề của tác phẩm nghệ thuật trong bài đăng của bạn và cũng đừng quên công nhận công sức của các cộng tác viên (nếu có) bằng cách gắn thẻ chính xác tài khoản mạng xã hội của họ để tăng gấp đôi hoặc phóng đại khả năng tiếp cận của bạn. Khi post nội dung về một cuộc đấu giá, hãy nhớ gắn thẻ tất cả những người sưu tập đã thể hiện sự quan tâm hoặc tương tác với thông báo ban đầu mà bạn đã chia sẻ về cuộc đấu giá.
Đừng quên nói lời có cánh – Thank you!
Đó là một văn hóa rất quan trọng và cực kỳ có sức ảnh hưởng.
Đừng quên ghi nhận những người đã giúp bạn đạt được thành công. Sự lịch thiệp và tôn trọng sẽ khiến những người đầu tư vào bạn cảm thấy được đánh giá cao, đặc biệt và có giá trị, bất kể đóng góp của họ có ý nghĩa hay tinh tế đến mức nào. Hoặc nếu đơn giản họ chỉ đưa ra những lời động viên hoặc hỗ trợ bạn bằng cách mua hoặc đấu giá trên NFT của bạn.
Tôi hoàn toàn không khuyến khích việc bạn kiềm chế công khai đánh giá cao hay trân trọng những người ủng hộ của mình bằng một lời “Cảm ơn”.
Bạn hoàn toàn có thể kết nối với cả Network và những nhà sưu tầm
Bạn nên chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ với các nhà sưu tập của mình.
Tôi khuyên bạn không nên chỉ thu hút một nhà sưu tập khi bạn muốn bán một thứ gì đó. Ở một góc độ nào đó, hãy dành cho họ sự mộc mạc của bản thân, cung cấp cho họ sự đánh giá cao với từng cá nhân, các chi tiết tác phẩm nghệ thuật cụ thể và các hình thức nhắn tin được cá nhân hóa, thể hiện mối quan hệ tốt giữa bạn và sự ủng hộ của họ.
Khi đã xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa bạn và các nhà sưu tập, bạn có thể liên hệ để bàn về doanh số bán hàng hiện tại hoặc sắp tới, mà không phải lo lắng về việc bị thúc ép, vì họ sẽ háo hức mong đợi nhiều NFT hơn từ bạn.
Thoải mái liên hệ và tìm kiếm sự trợ giúp
Khi các artist mới bắt đầu khám phá và làm quen với thế giới NFT, có rất nhiều artist khác trong cộng đồng rất sẵn lòng hỗ trợ và hướng dẫn. Đừng ngại tiếp cận và mở lời!
Tại NFTb, một trong những mục tiêu của NFT là cung cấp một môi trường lành mạnh, bền vững cho phép tất cả các artist phát triển và thành công. Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, hãy tham gia kênh Discord của họ.
Nguồn: NFTb
—
Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!
Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group
*Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.