Hệ sinh thái trong Crypto là gì? Các dấu hiệu của một hệ sinh thái bùng nổ

Vào thời điểm cuối năm 2021, khi mọi người đều tập trung đầu tư vào những cái tên như Avalanche, Fantom, Terra,… “Hệ sinh thái” bỗng trở thành một thuật ngữ được cộng đồng Crypto nhắc đến khá nhiều. Vậy hệ sinh thái trong Crypto là gì? Tầm quan trọng của hệ sinh thái ra sao? Vì sao mỗi Blockchain phải cần có 1 hệ sinh thái riêng? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Hệ sinh thái trong Crypto là gì?

Hệ sinh thái là một hệ thống các sản phẩm được xây dựng, tích hợp trên blockchain platform (blockchain nền tảng). Các sản phẩm này sẽ được kết nối và hỗ trợ lẫn nhau nhằm cung cấp cho người dùng những dịch vụ đầy đủ nhất.

Các dự án như Ethereum, BSC, Solana, Avalanche là những dự án được xây dựng theo dạng blockchain platform. Đây sẽ là nền móng, cơ sở hạ tầng cho cả một hệ sinh thái bên trong. 

Các cấp bậc của một hệ sinh thái

Các hệ sinh thái hiện tại được chia thành 3 Tier (cấp bậc) chính:

  • Top Tier 1: Bao gồm Ethereum và BSC. Đây là các hệ sinh thái đã tích hợp khá đầy đủ các mảnh ghép, và sự phát triển lớn mạnh của 2 hệ sinh thái này có lẽ chúng ta đều thấy được qua mỗi năm.
  • Top Tier 2: Bao gồm Solana, Avalanche và Polkadot, Fantom,…Đây là những hệ sinh thái tiềm năng nhưng vẫn còn thiếu một vài ghép để phát triển hoàn chỉnh. 
  • Top Tier 3: Các hệ sinh thái rất mới, hầu như chưa có gì, bao gồm Near, Metis, IoeTx,…

Bên trong mỗi hệ sinh thái đều sẽ có các dự án khác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ càng hơn về hệ sinh thái hoặc dự án con trong hệ, hãy tìm đọc tại mục Cryptocurrency trên Bitcoincuatoi nhé.

Những thành phần chính của một hệ sinh thái trong Crypto

Transactions & Payment Services

Nhu cầu cơ bản nhất của một Blockchain chính là giao dịch và thanh toán. Những mảnh ghép nhỏ bên trong sẽ bao gồm: Token, Smart contracts, Wallet. 

DeFi 

Đây là mảnh ghép mà team Dev (đội ngũ phát triển dự án) tập trung phát triển nhất hiện nay, bởi vì DeFi được xem như là “xương sống” của một hệ sinh thái. 

Đa phần Blockchain đều đang cố gắng phát triển đầy đủ mảnh ghép này, DeFi cung cấp cho người dùng nhu cầu về giao dịch, vay, cho vay, gửi tiết kiệm,… mà không cần 1 bên trung gian thứ 3.

Các thành phần chính của DeFi sẽ bao gồm Stablecoin, DEX, Lending/Borrowing, Synthetic,… 

Social, Entertainment

Nhu cầu tiếp theo sẽ là tương tác cộng đồng và giải trí, những thành phần chính hiện nay trong mảng này là NFT, Games, Gambling,… 

Enterprise blockchain solutions

Cuối cùng là những ứng dụng của Blockchain vào thực tế, vào một số lĩnh vực như Finance, Supply Chain, Healthcare, Education,…

Một hệ sinh thái cơ bản có gì?

Việc phát triển hệ sinh thái không phải chỉ tính ngày, tuần, mà nó là một chặng đường dài. Do đó khi một hệ sinh thái được ra mắt, không nhất thiết nó phải đủ các thành phần như trên. 

Thông thường các hệ sinh thái cần có 7 thành phần cơ bản dưới đây để thu hút được nguồn tiền, giúp cho sự phát triển sau này của hệ.

Bridge

Đây là cầu nối giúp cho việc chuyển tài sản từ bên ngoài vào hệ sinh thái trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, cấu trúc của mỗi hệ sinh thái là khác nhau, do đó nhu cầu về Bridge để chuyển tài sản từ hệ này sang hệ khác là rất cần thiết. 

Bridge cũng giúp tăng trải nghiệm người dùng cho hệ sinh thái đó. Như trước đây, người dùng hầu hết đều sẽ chuyển thẳng tài sản từ các sàn CEX tập trung như Binance, KuCoin,… đến thẳng các hệ phổ biến như Ethereum, BSC, Solana mà không cần sử dụng thêm các công cụ nào khác. Tuy nhiên các hệ sinh thái mới như NEAR, Metis khi chưa có thanh khoản cao sẽ rất ít sàn CEX hỗ trợ. Do đó, việc tự xây dựng hoặc sử dụng giải pháp của bên thứ 3 để chuyển đổi tài sản là điều vô cùng quan trọng.

Stablecoin

Với mọi hoạt động trong thị trường Crypto, chúng ta hầu như đều sử dụng Stablecoin, từ việc tham gia thị trường mua token này đến khi bán token thoát khỏi thị trường. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Tether (USDT) là một trong những token hiện giữ top 3 với Marketcap lên đến 78.46 triệu USD. Stablecoin chính là “mạch máu” của một hệ sinh thái. Một hệ sinh thái càng có nhiều stablecoin tham gia thì càng nhanh chóng đẩy được dòng tiền vào.

Wallet

Là nơi lưu trữ tài sản và hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ DeFi. Nếu hệ sinh thái bạn đang tham gia đã hỗ trợ nhiều loại ví phổ biến như Metamask, TrustWallet… thi lượng người dùng mà hệ sinh thái đó có thể tiếp cận càng lớn.

Sự hỗ trợ từ CEX

Hiện tại, các CEX là nơi tập trung thanh khoản lớn nhất. Việc các CEX hỗ trợ cổng nạp, rút trực tiếp sẽ góp phần tạo ra trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn, giúp thu hút dòng tiền đổ về hệ sinh thái nhanh hơn.

DEX

Các DEX chính là các sàn giao dịch phi tập trung, nơi tập hợp thanh khoản cho các đồng coin/token trong hệ sinh thái. DEX càng phát triển, dẫn đến lượng giao dịch càng lớn, thanh khoản càng nhiều. Từ đó, dòng tiền trong hệ sinh thái càng phát triển, các dự án dễ dàng triển khai hơn và khuyến khích dự án phát triển nhiều hơn trên hệ sinh thái. 

Lending/ Borrowing

Đây là mảnh ghép trên DeFi, nhằm tối ưu hóa khả năng sử dụng vốn trong hệ sinh thái. Ngoài ra, đây còn là một hình thức giúp cho người dùng có thể tạo thêm lợi nhuận cho mình.

Yield Farming

Là mảnh ghép thu hút dòng tiền đồng thời giữ dòng tiền ở lại với hệ sinh thái. Yield Farming hợp lý sẽ giúp hệ sinh thái lưu trữ được dòng tiền khi người dùng luôn được tham gia farming các đồng token mới, tăng thêm lợi nhuận ở mức APY hợp Ií nhưng rủi ro đi kèm thấp nhất.

Launchpad

Nơi mà các native project (dự án cơ bản) hoặc hot project (dự án tiềm năng) có thể được ra mắt. Thông quan Launchpad, các nhà đầu tư cũng đánh giá được chất lượng các dự án nhỏ bên trong hệ, cũng như tầm quan trọng của dự án đó đối với hệ sinh thái.

Các dấu hiệu của một hệ sinh thái bùng nổ

Giá của native token tăng trưởng mạnh

Ban đầu, đa phần các token hoặc các dịch vụ trên DeFi khác trong hệ sinh thái sẽ sử dụng native coin làm phí giao dịch hoặc đồng chuyển đổi. Khi dòng tiền muốn đổ về hệ sinh thái, dòng tiền phải vào native coin trước và giúp nó tăng giá. Một số quỹ đầu tư sẽ đầu tư vào dự án native coin khiến nó tăng giá.

Stablecoin 

Có nhiều hơn stablecoin được triển khai trên hệ sinh thái. Lượng stablecoin tăng lên, đồng nghĩa nhu cầu thực hiện giao dịch hoặc sử dụng các sản phẩm trên hệ sinh thái tăng cao.

Hoàn thiện các mảnh ghép hệ sinh thái

Để sẵn sàng đón dòng tiền và giữ dòng tiền, hệ sinh thái đó cần hoàn thiện các mảnh ghép cơ bản nhất. Mọi người có thể theo dõi twitter, roadmap, những thời điểm quan trọng của hệ sinh thái. 

Sự tăng trưởng của Total Value Locked

Dòng tiền tăng và duy trì bền vững trong hệ sinh thái có thể được thể hiện qua Total Value Locked (TVL). Theo dõi sự thay đổi TVL sẽ giúp mọi người sớm nhận ra những dấu hiệu của dòng tiền trong hệ sinh thái.

Các hệ sinh thái nổi bật trong Crypto

Một số Crypto Ecosystem đáng chú ý nhất hiện nay phải kể đến: Ethereum Ecosystem, Binance Smart Chain Ecosystem hay Solona Ecosystem. Họ được biết đến với việc mang lại cải tiến lớn trong việc mở trong Crypto.

Hệ sinh thái Ethereum

Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Ethereum còn đóng vai trò là hệ sinh thái nền tảng cho các hệ khác.

Mạng Ethereum hiện đang thống trị sự phát triển của dApp vì một số lý do:

  • Ethereum triển khai một giao diện phát triển giúp giảm thời gian lập trình và giúp khởi chạy nhanh các dự án. 
  • Cộng đồng nhà phát triển Ethereum đã phát triển đáng kể từ khi nền tảng được ra mắt. Và Ethereum vẫn giữ được các hiệu ứng mạng từ liên minh toàn cầu của các nhà công nghệ, những người vẫn cam kết duy trì mạng và tích cực phát triển tài nguyên người dùng thúc đẩy sự chấp nhận. 
  • Khả năng kiếm tiền đầy đủ từ các dự án dApp khuyến khích những người khác tham gia vào hệ sinh thái Ethereum.

Mặc dù Ethereum đang là hệ sinh thái dẫn đầu nhưng nó vẫn còn những hạn chế về phí và tốc độ giao dịch. Trong năm 2021, Ethereum đã nâng cấp thành công bước đầu tiên từ ETH1.0 sang ETH2.0. Ethereum 2.0 sẽ thay đổi cơ chế đồng thuận từ bằng chứng công việc (Proof-of-Work) sang bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake). Nếu ETH 2.0 được cập nhật thành công sẽ giúp ETH giải quyết được bài toán khó khăn của mình.

Ethereum Outlook 2022: Bullish, Upside From Ecosystem Momentum | Seeking  Alpha
Nguồn: Internet

Hệ sinh thái Binance Smart Chain

Binance Smart Chain là nền tảng Blockchain, tương thích với máy ảo EVM của Ethereum. Điều đó cho phép những user và các dev (nhà phát triển) trên nền tảng Ethereum có thể chuyển sang sử dụng và phát triển trên nền tảng Binance Smart Chain một cách dễ dàng.

Ra đời tháng 4/2019, Binance Chain chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề về tốc độ giao dịch và thông lượng giao dịch. Và chỉ sau 5 tháng thành lập, BSC đã đạt được nhiều cột mốc đáng nể:

  • Hơn 100 dự án đang được xây dựng và phát triển trên Binance Smart Chain.
  • Số địa chỉ ví mới đạt 10M địa chỉ ví, tăng 1,000% từ đầu năm.
  • Hơn 2 triệu giao dịch mỗi ngày, cao gấp đôi so với Ethereum.

Tìm hiểu thêm về Hệ sinh thái Binance Smart Chain tại đây.

The Block Features Juggernaut (JGN) in their Overview of the BSC (Binance  Smart Chain) Ecosystem 🦾🦾🦾 | by Juggernaut (JGN) | JGN DeFi | Medium
Nguồn: The Block

Hệ sinh thái Solana

Solana là nền tảng blockchain hiệu suất cao, có khả năng mở rộng lên đến 65,000 TPS (một giao dịch/ giây) và thời gian khối 400ms mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như “Sharding” hay Layer 2. Phí giao dịch trên nền tảng Solana thuộc loại rẻ nhất, chỉ khoảng $0.00001.

Hệ sinh thái Solana đang mở rộng nhanh chóng với sự tích hợp của nhiều dự án chất lượng, không chỉ từ những hệ sinh thái khác chuyển qua mà được xây dựng từ chính nền tảng Solana như Maps.me, KIN, Raydium, Oxygen, Audius…

Tìm hiểu thêm về Hệ sinh thái Solana tại đây.

Solana Ecosystem - Fast & Furious Ecosystem
Nguồn: Solanians

Cơ hội đầu tư ở các hệ sinh thái

Đối với các dự án đã gần như hoàn thiện các mảnh ghép, các dự án dường như đã bùng nổ. Tuy nhiên, khi đã tăng trưởng quá mạnh, sẽ có lúc phải điều chỉnh. Đây chính là thời điểm thích hợp để bạn đầu tư vào các blockchain này.

Đối với những Blockchain chưa hoàn thiện, đầu tư vào những mảnh ghép còn thiếu cũng là một chiến lược được nhiều người áp dụng hiện nay.

Lời kết

Từ khi Ethereum trở nên quá tải và cơ hội đến với những Blockchain khác, cuộc chiến giữa các Blockchain đã trở nên rất khốc liệt hơn bao giờ hết.

Trên đây là bài viết giải thích về Hệ sinh thái trong Crypto. Nếu bạn đang tìm hiểu một hệ sinh thái nào đó, hãy tìm đọc mục Cryptocurrency trên Bitcoincuatoi nhé.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment