FED là gì? Tại sao các quyết định của FED lại ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hoá?

Có thể nói, với bất kỳ thị trường tài chính nào, FED luôn là một cái tên “siêu hot” khi liên tục được nhắc đến. Những quyết định từ tổ chức này được biết như một chất xúc tác ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Và nếu bạn là một người thuộc cộng đồng crypto, thì tôi chắc rằng bạn sẽ không cảm thấy quá xa lạ khi các thông báo lãi suất hoặc những cuộc họp quan trọng của FED sẽ là chủ đề nổi bật để nhiều nhà đầu tư dự đoán trước biến động của thị trường.

Bài viết dưới đây sẽ là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về FED, cũng những phân tích về tác động của tổ chức này đến thị trường tiền mã hoá.

FED là gì?

FED – Federal Reserve System hay Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ. Tổ chức này được thành lập vào ngày 23/12/1913, trong bối cảnh sự lo ngại về nạn khủng hoảng tài chính và kinh tế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của công dân lẫn cả Hoa Kỳ vào năm 1910 . Qua đó, FED được ra đời với mục tiêu duy trì chính sách tiền tệ, giữ vững tính ổn định, linh hoạt và an toàn. 

The Fed's Board of Governors | National Geographic Society

Thành phần của FED bao gồm:

  • Hội đồng Thống đốc: do Tổng thống Hoa Kỳ đề cử
  • Thượng viện thông qua
  • Uỷ ban thị trường mở Liên bang
  • 12 Ngân hàng ở các thành phố lớn.
Tập tin:Jerome H. Powell.jpg – Wikipedia tiếng Việt

Ở thời điểm thực hiện bài viết, Jerome Hayden “Jay” Powell hiện đang là Chủ tịch thứ 16 của Cục dự trữ Liên bang. Cơ quan này gần như là một trong số ít các ngân hàng Trung Ương quyền lực nhất thế giới. Nói như vậy bởi lẽ đây là nơi duy nhất được in tiền USD (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ và không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ Chính phủ.

Mặc dù đóng một vai trò độc lập và vẫn phải chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp. Song, các chính sách tiền tệ của FED không chỉ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, mà nó còn tác động đến rất nhiều quốc gia khác.

Tại sao FED có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu?

Forex hôm nay: Việc ông Powell được đề cử cho nhiệm kỳ thứ hai đã thúc đẩy đồng bạc xanh

Đồng USD (đô la Mỹ) được xem như một đồng tiền dự trữ quốc tế và đơn vị tiền tệ thanh toán chính trong hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế. Nó thông dụng đến mức có mặt trong tất cả các hệ thống ngân hàng lớn nhỏ trên khắp thế giới. Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ, vàng… đều được định giá bằng USD.

Trong khi đó, FED là cơ quan duy nhất được phép in thêm tiền đô la Mỹ và đưa ra các quyết định về việc tăng lãi suất. Do đó, việc kiểm soát USD của cơ quan này sẽ khiến cho thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng và kiểm soát gián tiếp. Điều này có nghĩa là các quyết định của FED không chỉ tác động đến riêng nền kinh tế Hoa Kỳ, mà nó sẽ kéo theo một chuỗi các hoạt động kinh tế khác trên nhiều quốc gia.

FED tác động đến chính sách tiền tệ như thế nào?

FED sử dụng các công cụ sau để tác động đến nền kinh tế toàn cầu:

  • Thay đổi lãi suất: Tăng/ giảm lãi suất
  • Mua/ bán trái phiếu Chính phủ: Hoạt động này sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, điều này dẫn đến lãi suất giảm và ngược lại.
  • Quy định về lượng tiền mặt dự trữ ở các ngân hàng cấp dưới: khi lượng tiền lưu thông lớn, nhu cầu vay vốn sẽ có xu hướng giảm, hoạt động vay bị thắt chặt và khiến các cơ quan này phải tiến hành đưa ra quyết định tăng lãi suất. 

Việc tăng lãi suất của FED sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền mã hoá?

Như đã biết, việc tăng lãi suất của FED đương nhiên sẽ gây ra rất nhiều tác động và dẫn đến nhiều hệ quả sau đó. Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng ta sẽ chỉ điểm qua những hệ quả có thể sẽ khiến cho thị trường tiền mã hoá bị biến động. Cụ thể như sau:

Trong ngắn hạn, dòng tiền thường sẽ có xu hướng di chuyển khỏi các kênh đầu tư chứa rủi ro cao (như thị trường tiền mã hoá, chứng khoán và bất động sản), để quay lại những kênh đầu tư ít rủi ro hơn (như tiền gửi ngân hàng). Và như vậy, điều này sẽ khiến các thị trường kể trên bị ảnh hưởng tiêu cực.

Minh chứng rõ nhất cho hệ quả này chính là đợt điều chỉnh giá trước các tin đồn tăng lãi suất từ FED ở giữa cuối tháng 12/2021 đến tháng 1/2022, đã khiến thị trường chao đảo. Tiêu biểu nhất chính là việc FED công bố chỉ số CPI tháng 01/2022, khiến toàn thị trường sụt giảm vào ngày 11/02. Trong đó, Bitcoin (BTC) đã giảm tận 8.3% từ mức giá $45,661 xuống $41,872, còn Ethereum (ETH) thì giảm hơn 16.63% xuống chỉ còn khoảng $2,893.

Nguồn: Cryptorank

Tiếp đó, việc tăng lãi suất này cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải trả phần lãi vay cao hơn, khiến lợi nhuận kinh doanh giảm và giá cổ phiếu đi xuống. Doanh nghiệp lúc này sẽ phải chịu một áp lực kinh tế, khiến họ thúc đẩy việc tăng giá đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, khách hàng sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn hơn để sở hữu hoặc sử dụng cho nhu cầu của bản thân. 

Như vậy, các yếu tố này sẽ là một trong những hệ quả tiêu biểu nhất có thể ảnh hưởng đến thu nhập và các thị trường tài chính khác. Cho nên, việc theo dõi các tin tức từ tổ chức quyền lực nhất là FED, cũng như một trong những cách mà các newbie có thể quan tâm, để lường trước được những biến động trong không gian tiền mã hoá.

Lời kết

Nhìn chung, những thông tin về các quyết định của FED cùng những lo lắng về lãi suất có thể luôn là một yếu tố rất quan trọng trong những biến động của thị trường tiền mã hoá. Trong đó, vấn đề lạm phát hiện nay đang là tâm điểm của sự chú ý khi các quyết định của FED sẽ có thể kiểm soát được việc nới lỏng siết chặt dòng tiền đổ vào thị trường. Hãy theo dõi ngay channel của Bitcoincuatoi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment