DeFi là gì? Liệu DeFi sẽ là tương lai của thế giới

Nhắc đến sự tăng trưởng như vũ bão của ngành công nghiệp tiền mã hoá thì chắc chắn không thể bỏ qua những đóng góp của DeFi. Vậy liệu anh em đã thật sự hiểu rõ DeFi là gì chưa? Và liệu tương lai của DeFi sẽ ra sao? Anh em hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu nhé!

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay còn gọi là Tài Chính Phi Tập Trung.

Nói một cách đơn giản, DeFi là phiên bản mã hoá của ngành tài chính. Nhưng không giống như ngành tài chính truyền thống, DeFi không có cơ quan quản lý tập trung, thay vào đó, cộng đồng sẽ cùng nhau đưa ra tất cả các quyết định quan trọng.

Để hiểu hơn về DeFi, hãy cùng xem lại định nghĩa của CeFi (Centralized Finance – Tài chính tập trung).

Trong CeFi, các cơ quan chức năng nhất định sẽ kiểm soát mọi thứ. Người dùng phải tuân theo các quy tắc hoạt động mà cơ quan đó đưa ra. Một số hạn chế chúng ta có thể nhìn thấy ở CeFi:

  • Quyền lực được tập trung vào một chỗ, do đó bất kỳ hành động nào cũng cần phải xin phép.
  • Phải thông qua trung gian thứ 3
  • Vấn đề về tính minh bạch
  • Vấn đề về sự tín nhiệm

Mặc dù những hạn chế không đại diện cho tất cả. Nhưng nó cũng là những vấn đề mà CeFi cần giải quyết. Và DeFi ra đời với mục tiêu khắc phục các hạn chế của mô hình CeFi. Đó cũng là lý do giúp DeFi nổi bật giữa sân khấu crypto.

Xem thêm: DeFi là gì? Hiểu về DeFi trong 09 phút

DeFi trở nên phổ biến hơn vào năm 2021 khi giá trị của các đồng coin trong nhóm này tăng đột biến. Nhờ khả năng permissionless cho phép người dùng toàn cầu dễ dàng truy cập, tính ẩn danh, tính minh bạch của các giao dịch và chi phí thấp hơn đáng kể so với tài chính truyền thống, DeFi được dự báo là xu hướng tiếp theo của thị trường tiền mã hoá.

Ưu điểm của DeFi

  • Loại bỏ trung gian và những rủi ro nó mang đến.
  • Giao dịch được mọi lúc, mọi nơi.
  • Giao dịch không thể sửa đổi, giả mạo và được lưu trữ như một cuốn sổ cái vĩnh viễn.
  • Sổ cái minh bạch, cung cấp thông tin về tất cả các hoạt động trên mạng Blockchain.
  • Tốc độ xử lý giao dịch nhanh và chính xác.
  • Bảo mật cao, chính phủ hay các tổ chức tài chính khó có thể tra ra được hay đóng băng tài sản qua ứng dụng DeFi
  • Ứng dụng trong tiết kiệm, cho vay/đi vay với lãi suất hấp dẫn hơn.

Nhược điểm của DeFi

  • Chưa được luật pháp bảo hộ.
  • Khả năng mở rộng đang có vấn đề khi lượng người dùng cũng như khối lượng giao dịch ngày càng tăng.
  • Mã nguồn của DeFi chủ yếu là mã mở cho mọi người vào xem nên sẽ là miếng mồi ngon cho hacker tấn công vào.
  • Tính thanh khoản không lớn như hệ thống CeFi hiện nay.

Giá trị tài sản DeFi hiện tại 

Theo Tradingview, tổng vốn hóa thị trường Defi hiện đang là 54 tỷ đô la. Đây là một con số ấn tượng nhưng chưa phản ánh chính xác hoạt động của thị trường DeFi và đã chia khoảng 4 lần so với ATH trước đó.

Update 26/5/2022

Thay vào đó, các chuyên gia thường đề cập đến giá trị tài sản người dùng gửi vào nền tảng DeFi để kiếm lợi nhuận. Cụ thể, tổng giá trị tài sản khóa (TVL) DeFi tính đến thời điểm hiện tại là hơn 100 tỷ USD, giảm khoảng 50% so với 1/2022.

Update 26/5/2022

Ethereum là bệ phóng cho xu hướng DeFi. Nền tảng Blockchain này cũng là nơi đầu tiên mà các doanh nhân nổi tiếng cam kết hoạt động. Dữ liệu của DefiLlama cho thấy TVL trên Ethereum hiện đạt khoảng 71 tỷ USD, gấp bốn lần so với đầu năm 2021.

Update 26/5/2022

Mặc dù ra mắt muộn hơn nhưng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ethereum – Binance Smart Chain từng được coi là miền đất hứa của DeFi. Theo DeFiLlama, TVL hiện tại trênhệ là 9 tỷ USD và giảm nhiều so với trước đó.

Update 26/5/2022

Bên cạnh sự suy thoái của thị trường, sự thất bại của đế chế LUNA/UST cũng dấy lên mối lo ngại cho các nhà đầu tư và khiến vốn hoá của toàn thị trường giảm mạnh.

Image
Source: Internet

DeFi có còn là lựa chọn tốt ở thời điểm hiện tại?

Về cơ bản, DeFi vẫn còn rất nhiều cơ hội để khai thác bền vững lợi suất theo cách điều chỉnh rủi ro. Tuy nhiên theo góc nhìn cá nhân, anh em cũng cần lựa chọn thông minh hơn khi tiếp cận với nó. Theo đó, DeFi Yields được thúc đẩy bởi 2 yếu tố, anh em tham khảo các mặt hạn chế cũng như sự nổi bật để đưa ra đánh giá khắc phục:

Nhu cầu về đòn bẩy

Nhu cầu về đòn bẩy của các nhà đầu tư nhỏ lẻ có tính tương quan cao so với hành động giá. Trong kịch bản thị trường tăng giá, họ thường có xu hướng tìm cách tăng lợi nhuận. Điều này sẽ khiến thị trường có cú sụt giảm mạnh để lượng tài sản đó bị thanh lý.

Image

Source: Internet

Phí giao dịch từ giao thức DeFi (khối lượng giao dịch)

Anh em có thể tham khảo phí giao dịch hàng tuần trên nền tảng giao thức Curve Finance. Đây là những khoản phí được cho là rất lớn, điều này có nghĩa doanh thu của dự án tốt trong bối cảnh thị trường biến động.

Vì vậy nếu Yield Farming, anh em phải phân bổ vốn của mình tuỳ vào triển vọng giữa cung và cầu.

Image
Source: Internet

DeFi có phải là tương lai của tài chính?

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu, sự phổ biến của các dự án DeFi đã tăng lên, dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức và cá nhân thành viên mới trên thị trường. Cơ hội cho các công ty khởi nghiệp sử dụng công nghệ này là vô tận, điều này hứa hẹn rất nhiều cho sự đa dạng hóa và tăng trưởng của hệ sinh thái DeFi. Sự xuất hiện của hàng loạt các dự án và sản phẩm cũng tạo điều kiện cho sự thanh lọc cho thị trường tiền mã hoá dẫn đến các nguy cơ mất tài sản nếu không tỉnh táo trong môi trường này.

Có một lập luận rằng DeFi có thể tiếp quản CeFi, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sẽ có sự tồn tại của cả hai. Mặc dù CeFi và DeFi có thể cung cấp các dịch vụ tài chính như trao đổi tiền mã hoá, Lending, Borrow, và Staking nhưng việc thực hiện các dịch vụ này vẫn khác nhau. Tuy nhiên con đường vẫn còn dài và nếu thực sự mãi tồn tại, DeFi cần phải chứng minh rất nhiều về sự phát triển lẫn an toàn.

Lời kết

DeFi vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh theo sự biến động của thị trường tiền mã hoá. Với những vai trò và ứng dụng mà DeFi đã cống hiến cho ngành công nghiệp Blockchain có thể thấy đây là một mảnh ghép không thể thiếu khi xây dựng một thế giới Blockchain hoàn chỉnh. Bên cạnh những tính năng vượt bật thì không thể phủ nhận DeFi vẫn còn nhiều yếu điểm cần khắc phục hơn.

Phía trên đều là ý kiến cá nhân, hi vọng bài viết sẽ giúp anh em hiểu sâu sắc về DeFi và đưa ra nhận định cho tương lai của nó. 

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment