Trong thế giới tiền điện tử (crypto), kể từ khi DeFi xuất hiện thì cũng xuất hiện một thuật ngữ có tên là “Yield farming” (gọi tắt: YF), dịch tiếng Việt là “Canh tác năng suất”.
Yield Farming cho phép người dùng tạo ra lợi nhuận nhiều nhất có thể từ tài sản crypto của họ bằng cách sử dụng các sản phẩm và giao thức phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, lúc nào cũng vậy, để kiếm tiền một cách an toàn và tránh rủi ro mức thấp nhất thì chúng ta cần phải có sự tìm hiểu kỹ về nó cũng như cách thức hoạt động.
Trong bài viết này, mình sẽ giữ nguyên các thuật ngữ “yield”, “farming”, “farm”, “yield farming” để bạn có thể hiểu được xuyên suốt trong các bài viết về sau nhé!
YILED FARMING LÀ GÌ?
Trong ngành nông nghiệp, đối với những người nông dân (farmer), “yield” có nghĩa là năng suất cây trồng, ý để đo lường tổng sản lượng nông sản mà họ thu hoạch được.
Còn ở đây, “farmer” chính là người dùng, “yield” chính là tiền lãi mà họ kiếm được dựa trên tài sản gốc mà họ ký gửi.
Yield Farming là thuật ngữ để chỉ những người tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản đã đầu tư bằng việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi (Decentralized Finance – Tài chính Phi tập trung).
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG
Yield Farming chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng token ERC20 trên Ethereum và phần thưởng cũng giống vậy. Có một số giao thức sẵn có trong hệ sinh thái DeFi cho phép người dùng trên toàn cầu khóa crypto của họ và kiếm tiền từ đó. Farmer sẽ liên tục chuyển tiền của chính họ theo các giao thức khác nhau để kiếm lợi nhuận cao cho mình.
Các Yield farmer có thể là người đi vay, cho vay hoặc trao đổi các token với nhau thông qua Liquidity pool.
Giải thích Liquidity pool:
Là các smart contract có chứa tiền trong đó. Các liquidity pool này cho phép người dùng vay, cho vay hay giao dịch trao đổi giữa các token.
Giữa các hợp đồng thông minh sẽ xuất hiện các phí cho mỗi giao dịch. Các khoản phí này được xem là doanh thu cho các cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider, gọi tắt: LP). Ngoài ra, còn có Liquidity mining, nghĩa là ngoài doanh thu từ phí thì các LP còn nhận được thêm token cho khoản doanh thu của mình.
Các Farmer đã tìm thấy các cơ hội để cho vay sinh lời trong DeFi, một trong số đó có thể tạo ra 100% lợi nhuận. Bạn không đọc nhầm đâu! Chính xác là 100% lợi nhuận đó, con số khó có thể kiếm được với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Đó là lý do tại sao Yield Farming đã trở thành chủ đề nóng trong thế giới crypto nói chung và DeFi nói riêng. DeFi đã mở ra rất nhiều cơ hội cho tất cả chúng ta tham gia để kiếm tiền.
CÁC NỀN TẢNG YIELD FARMING
A. Cho vay và đi vay
Nền tảng cho vay DeFi cho phép mọi người kiếm tiền lãi và vay các khoản vay một cách không tin cậy. Một LP có thể ngay lập tức kiếm tiền lãi từ các stable coin hoặc tiền điện tử do mình cung cấp.
Compound Finance, Aave và Maker DAO là ba nền tảng open-source được sử dụng rộng rãi nhất để cho vay và vay.
1. Compound Finance
Compound là một nền tảng thuật toán dựa trên Ethereum cho phép người dùng kiếm tiền lãi và vay tài sản bằng cách đưa ra tài sản thế chấp. Bất kỳ ai có ví Ethereum đều có thể cung cấp tiền cho nhóm thanh khoản Compound và ngay lập tức có thể bắt đầu kiếm tiền lãi trên đó. Trong Compound Finance, farmer có thể vay tới 50-75% giá trị tài sản thế chấp của họ, được gọi là ‘cTokens’.
Biểu đồ bên trên cho ta thấy tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Compound (tính theo USD) là $809,1 triệu đô.
2. AAVE
Aave là một trong những giao thức được Yield Farming sử dụng nhiều để tối đa hóa cây trồng DeFi của họ. Giống như Compound Finance, Aave là một giao thức cho vay và cho vay phi tập trung dựa trên Ethereum. Tài sản thế chấp ở đây được gọi là ‘aTokens’ và người dùng có thể bắt đầu kiếm tiền lãi và lãi kép ngay sau khi cung cấp thanh khoản cho nhóm Aave.
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Aave (tính theo USD) là $1,55 tỷ đô la.
3. Maker DAO
Maker DAO là một nền tảng cho vay phi tập trung, phát hành token DAI theo tỷ lệ 1: 1 với USD. Dai – một stablecoin có thể được tạo ra như một khoản nợ đối với các tài sản thế chấp được cung cấp như ETH, BAT và USDC. Yield Farmer dùng Dai để thực hiện các chiến lược phức tạp về canh tác năng suất.
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Maker DAO (tính theo USD) là $1,97 tỷ đô la.
B. Sàn giao dịch phi tập trung
Các sàn giao dịch Liquidity pool hoạt động dựa trên mô hình Tạo lập Thị trường Tự động – AMM (Automated Market Maker). AMM là công cụ đối soát của sàn giao dịch dưới dạng hợp đồng thông minh cho phép tự động khớp lệnh mua và bán của nhà giao dịch.
Các mô hình AMM phổ biến có thể kể đến như Uniswap, Mooniswap, Balancer…
1. Uniswap
Không giống như Binance, Uniswap là một giao thức Trao đổi phi tập trung hoàn toàn (DEXs) cho phép người dùng trao đổi Token. Được xây dựng trên nền tảng của Ethereum, Uniswap sử dụng liquidity pool để hoán đổi giữa ETH và bất kỳ token ERC20 nào.
Để trao đổi token, các LP phải tạo ra thị trường mới bằng cách cung cấp hai tỷ lệ token bằng nhau cho hợp đồng thông minh. Như một sự hoàn vốn cho việc cung cấp thanh khoản cho Uniswap, các LP có thể kiếm được phí từ các giao dịch xảy ra trong pool.
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Uniswap (tính theo USD) là $2 tỷ đô la.
2. Balancer
Giống như Uniswap, Balancer là một giao thức thanh khoản của Sàn giao dịch phi tập trung để trao đổi Token. Sự khác biệt duy nhất ở đây là nó không yêu cầu phân bổ 50/50 token để tạo các nhóm Balancer tùy chỉnh. Tương tự như Uniswap, các nhà giao dịch có thể kiếm được phí từ các giao dịch xảy ra trong liquidity pool.
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Balancer (tính theo USD) là $488.1 triệu đô la.
3. Curve
The Curve là một Liquidity pool phi tập trung được thiết kế đặc biệt để giao dịch stable coin như Dai. Không giống như Uniswap, giao dịch từ token sang token rất đắt, Curve cho phép farmer giao dịch bằng stable coin với độ trượt thấp và với mức phí rất thấp.
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Curve Finance (tính theo USD) là $1,3 tỷ đô la.
C. Phái sinh
Phái sinh là các hợp đồng tài chính được thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của một của thực thể cơ sở, như tài tài sản chẳng hạn. Ví dụ trong thế giới crypto thì tài sản đó là BTC, ETH hoặc các loại tiền điện tử khác.
Có nhiều giao thức trong hệ sinh thái DeFi thuộc loại này, Synthetix là một trong số đó.
Synthetix
Synthetix là một sàn giao dịch tài sản tổng hợp, phi tập trung. Nó cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp. Trong thế giới crypto, Synthetix cho phép người dùng nắm giữ tài sản dưới dạng vàng, bạc được kỹ thuật số,…
Tổng giá trị thanh khoản được cung cấp vào Synthetix (tính theo USD) là $624,1 triệu đô la.
TIỀM NĂNG CỦA YIELD FARMING ?
Yield Farming là một từ khoá hoàn toàn mới lạ và còn phải mất khoảng thời gian dài để nó trở thành một thị trường hiệu quả. Nhìn chung, đang có rất nhiều cơ hội xoay quanh Yield Farming. Chúng ta khó có thể dự đoán nó có thể lớn như thế nào trong những năm tới và những gì YF mang lại cho lĩnh vực tài chính. Chỉ có thể chờ xem.
Yield Farming có khả năng sẽ thu hút nhiều người dùng hơn nữa đến DeFi để sử dụng các sản phẩm và giao thức của nó vì lợi ích mà YF mang lại quá hấp dẫn.
Theo DeFi Pulse, tính đến Tháng 9/2020 có 11 tỷ đô la tài sản crypto bị khóa trong DeFi. Điều này cho ta thấy được Yield Farming sẽ có thể to lớn như thế nào trong tương lai.
RỦI RO CỦA YIELD FARMING
1. Rủi ro hệ thống
Không có lợi ích gì mà không trải qua rủi ro. Bạn không thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn khi không chấp nhận rủi ro. Trong Yield Farming, một trong những rủi ro lớn nhất là đến từ các lỗ hổng của hợp đồng thông minh. Các hacker luôn đào sâu các hợp đồng thông minh và tìm cơ hội nhảy vào khai thác.
2. Rủi ro bị thanh lý
Là một rủi ro khác liên quan đến Yield Farming. Điều này xảy ra khi giá trị của tài sản thế chấp bị giảm mạnh do sự biến động của thị trường. Trong trường hợp này, tài sản thế chấp của bạn sẽ được thanh lý để trang trải khoản nợ.
3. Rủi ro hợp đồng thông minh
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là lỗi hợp đồng thông minh. Có rất nhiều trường người dùng có thể bị mất tiền do mắc kẹt trong các hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, DeFi cũng đã có cách giải quyết riêng cho những rủi ro này.
Có một số bảo hiểm DeFi như Nexus + Mutual, ETHERISC và CDx. Những dự án này có thể là “big thing” trong không gian DeFi vì nó mang lại niềm tin cho mọi người khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của DeFi.
LỜI KẾT
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về một trong những từ khoá gây sốt nhất hiện nay, “yield farming”.
Mặc dù Yield Farming có thể mang lại lợi nhuận cho người dùng nhưng đồng thời cũng có nhiều rủi ro. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc những rủi ro và thách thức đi kèm trước khi bước vào nghề “nông dân” trong thế giới crypto. Hẹn gặp bạn ở các bài viết sau!
Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!
Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.