Tổng hợp FUD của thị trường Crypto vào Quý 2/2022

Thị trường tài chính toàn cầu hiện đang rơi vào giai đoạn vô cùng nhạy cảm và có nguy cơ suy thoái khi FED mạnh tay về vấn đề lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Crypto. Thêm vào đó, những sự kiện Ethereum – Celsius – Three Arrows Capital liên tục nổ ra, tạo nên hiệu ứng domino. Toàn bộ thị trường bao trùm một màu đỏ và đầy sự ảm đạm.

Hãy cùng Bitcoincuatoi điểm lại những tin FUD khiến cho thị trường chao đảo trong Quý 2/2022!

“Ác mộng” của giới tài chính toàn cầu ập đến khi FED tăng mạnh lãi suất, thị trường Crypto chao đảo

Tháng 5, chỉ số CPI Hoa Kỳ tăng 8.6%, con số này vượt ngoài mức 8.3% đã được dự kiến trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981, khiến cho các nhà đầu tư giới tài chính lo sợ rằng FED sẽ mạnh tay hơn với lãi suất và thị trường kinh tế sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái.

Đến rạng sáng 16/06, FED công bố nâng lãi suất thêm 0.75%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Cơ quan này cũng dự đoán mức lãi suất đến cuối năm 2022 sẽ rơi vào khoảng 3.4% trong 4 lần điều chỉnh vào tháng 7, tháng 9, tháng 11 và tháng 12.

Biểu đồ lãi suất tham chiếu tại Mỹ. Màu đỏ là các đợt tăng lãi từ 0,75% trở lên. Nguồn: CNN, Refinitiv
Nguồn: CNN, Refinitiv
Biểu đồ lãi suất tại Hoa Kỳ, phần màu đỏ là các đợt tăng cao hơn 0.75%.

Trong một cuộc họp báo sau khi chỉ số lãi suất được công bố, Chủ tịch FED – Jerome Powell, cũng thừa nhận rằng 0.75% là mức tăng cao và cơ quan này không muốn tiếp tục tăng 0.75% ở các lần tăng tiếp theo. FED cũng hạ dự báo GDP về mức 1.7%, giảm mạnh so với mức dự báo 2.8% vào tháng 3/2022.

Thông tin về lạm phát và lãi suất đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính thế giới và Crypto cũng không ngoại lệ. BTC giảm mạnh từ $30K về $20K trong những ngày qua, các Altcoin cũng theo đó ảnh hưởng theo.

Sắc đỏ bao trùm thị trường sau khi FED công bố lãi suất

Tâm lý của các nhà đầu tư cũng rơi vào trạng thái cực kỳ sợ hãi, chỉ số Fear & Greed Index đã có lúc giảm về 7, đây là con số chúng ta đã không thấy trong nhiều tháng trở lại đây.

Gần 1/3 dòng tiền đã bị các nhà đầu tư rút ra khỏi các hệ sinh thái thuộc hàng top tính theo TVL trong 7 ngày qua.

Update: 17/06/2022

Qua những số liệu trên, anh em phần nào thấy được tình hình kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng thế nào với thị trường Crypto. $20K được xem là vùng kháng cự quan trọng hiện tại của Bitcoin, nếu như thủng vùng giá này, Bitcoin có khả năng về vùng giá $18K và tình hình thị trường sẽ tệ hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, FUD trong ngành cũng liên tục nổ ra trong thời gian gần đây, tạo nên hiệu ứng domino khi lần lượt các dự án bắt đầu “ngã” xuống.

FUD trong ngành liên tục nổ ra

Sự sụp đổ của Terra

Sự sụp đổ của Terra là phát súng đầu tiên của thị trường trong Quý 2 năm nay.

  • Token LUNA chia 100 triệu lần từ giá ATH.
  • UST mất peg và sụp đổ hoàn toàn.

Đây là sự kiện chấn động trong lịch sử Crypto, khi một dự án thuộc Top 10 thị trường đã phải “bay màu” và tái sinh lại thành một Blockchain hoàn toàn mới, bắt đầu từ Genesis 0 và không có bất cứ dữ liệu nào liên kế với dự án cũ.

Terraform Labs CEO Do Kwon unveils plan to restore UST peg
Do Kwon – CEO Terra

Cú trượt dài này của Terra để tại dấu ấn khó phai trong lòng các nhà đầu tư, hình thành “bóng ma” trong thị trường và làm dấy lên sự hoài nghi về những dự án khác trong ngành. Bên cạnh đó, sự kiện này đã khiến cho nhiều cơ quan tài chính trên thế giới đã để mắt đến những mối đe dọa đến từ Stablecoin và có những quy định khắt khe hơn đối với những loại tài sản này.

Xem thêm:

Bản nâng cấp The Merge của Ethereum có thể bị delay

Sau khi tiến hành thử nghiệm The Merge trên testnet và gặp một số trục trặc (14% trình xác thực mạng đã ngoại tuyến khi code mới được triển khai), team dev của Ethereum đã chính thức thông báo về việc trì hoãn “difficulty bomb” đến tháng 8/2022 (sau 5 lần trước đó).

Difficulty Bomb là cơ chế gia tăng độ khó đào ETH theo thời gian, buộc thợ đào phải chấm dứt cơ chế PoW và chuyển sang PoS trên Ethereum. Tuy nhiên, nếu difficulty bomb được thực hiện không đúng thời điểm, nó có thể dừng mạng Ethereum trước khi The Merge hoàn thành và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho toàn ngành.

Nói về lý do trì hoãn, đại diện team dev của Ethereum cho rằng việc này sẽ giúp team dev có nhiều thời gian hơn để làm việc trong quá trình chuyển sang PoS. Difficulty Bomb bị trì hoãn, đồng nghĩa với việc bản nâng cấp The Merge khả năng cao sẽ dời ngày mainet so với dự kiến tháng 8/2022 trước đó của đội ngũ dự án.

Vào ngày 29/06, Ethereum sẽ tiến hành hard fork Gray Glacier để trì hoãn Difficulty Bomb, đã có thông báo cập nhật phiên bản mới, yêu cầu người dùng cập nhật để đảm bảo hard fork diễn ra suôn sẻ.

Stablecoin USDD mất peg

USDD – đồng stablecoin của TRON DAO đã chính thức mất peg vào trưa 13/06. Kéo theo đó là sự sụt giảm mạnh của TRX – đồng tiền bảo chứng cho USDD. Ngay lập tức, nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng UST thứ 2 sẽ xuất hiện.

Justin Sun – Founder Tron, đã nỗ lực bơm tiền, kéo giá TRX và cứu peg USDD trong những ngày qua. Trong bài tweet gần đây nhất, TRON DAO Reserve tuyên bố sẽ rút thêm 3 tỷ TRX khỏi các sàn CEX và DEX để kéo giá TRX lên. Đã có gần 7.1 tỷ TRX được rút khỏi các sàn, tương đương khoảng 7.7% nguồn cung lưu hành của dự án.

Tại thời điểm viết bài, quỹ TRON DAO Reserve còn 14,040 BTC, 140 triệu USDT và 780 triệu USDC với giá trị khoảng 1.2 tỷ USD. Đây là con số cao gần gấp đôi lượng cung 723 triệu USDD đang phát hành.

Nguồn: TRON DAO Reserve

Mặc cho những nỗ lực của Justin Sun và TRON DAO reserve, đồng stablecoin USDD vẫn chưa về peg $1 và token TRX đang được giao dịch tại mức giá $0.06.

Biểu đồ giá stablecoin USDD trong 7 ngày qua
Biểu đồ giá token TRX trong 7 ngày qua

Hiệu ứng domino stETH – Celsius – Three Arrows Capital

Hiệu ứng domino này bắt đầu khi stETH mất peg, ngay lập tức nhiều tên tuổi lớn trên thị trường đã bị kéo theo vào “vòng xoáy” này.

Ngày 10/06, Celsius – một trong các ông lớn của DeFi, bất ngờ tạm dừng tất cả hoạt động rút tiền, hoán đổi, và chuyển đổi giữa các tài khoản với lý do không mấy chính đáng từ sự cố của stETH. Chính điều đó đã dấy lên tin đồn cho rằng Celsius hiện đang đứng trước nguy cơ phá sản. Giá token CEL đã giảm đến 70% trong vòng 1 tiếng sau khi thông báo này được đưa ra. Dự án đã thuê cố vấn nhằm tái cấu tạo lại công ty của mình, điều này làm nhiều nhà đầu tư tin rằng tin đồn phá sản của Celsius là sự thật.

Ngày 14/06, một địa chỉ ví được cho là của quỹ Three Arrows Capital (3AC) đã “xả” gần 56K stETH khiến tỷ giá stETH và ETH trên Curve tiếp tục giảm về mức $0.93 và cộng đồng bắt đầu lan truyền tin đồn về việc 3AC gặp khủng hoảng về thanh khoản do thị trường lao dốc.

Một cuộc điều tra từ cộng đồng đã diễn ra và kết quả là 3AC đã vay mượn rất nhiều tiền để tiến hành những lệnh long trên các sàn Option và Futures, điển hình như khoản vay 1 tỷ USD thế chấp Bitcoin từ Tether hay khoản vay gần $200M thế chấp stETH tại Aave,… Hiện tại các khoản vay và lệnh long của 3AC đều đã bị gọi ký quỹ và thanh lý hàng loạt.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng cao cho rằng Celsius và stETH là chiêu bài “dương đông kích tây” của các tay to trên thị trường nhằm hạ bệ và thanh lý hoàn toàn tài sản của 3AC.

Giá ETH đã bị ảnh hưởng bởi hàng loạt tin tức trên khi dump mạnh về $1,000, giảm gần 80% từ ATH. Hiện tại ETH vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và đang được giao dịch quanh vùng giá $1,100.

Lời kết

Thị trường tiền mã hóa đang rơi vào một giai đoạn vô cùng khó khăn, khi cùng chịu ảnh hưởng phần nào từ thị trường tài chính bởi mức tăng lãi suất tăng cùng liên hoàn FUD. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực thì đây có thể là những thử thách mà thị trường buộc phải trải qua để chứng minh được vị thế của mình trong cuộc chơi tài chính thế giới.

Cùng chờ xem thị trường sẽ vượt qua giai đoạn này như thế nào nhé!

Strawberry


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment