NFT Mania – “Hype” nhất thời hay là Một mô hình mới?

NFT rõ ràng là một trong những chủ đề “hot” nhất những ngày qua khi hàng loạt các mặt báo đều đồng loạt đưa tin về sự bùng nổ của Axie Infinity – người anh cả dẫn đầu trong cuộc cách mạng game NFT, tiếp sau đó là một dãy các cái tên đình đám như CryptoPunks, Autoglyphs, Bored Apes, Pudgy Penguins – một trong số chúng được bán với giá lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD.

Nhiều người tự hỏi chẳng lẽ có ai đó thật sự chi hàng triệu USD cho một ảnh PFP? Liệu NFT là một mô hình mới hay chỉ là một sự “hype” nhất thời? Đâu là các NFT “hot” nhất hiện nay? Và những thách thức trong không gian NFT này là gì? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời qua bài viết dưới đây của Bitcoincuatoi. 

NFT là gì?

NFTs hoặc Non Fungible Tokens, là các tài sản tokenized (mã hóa). Đồng thời, chúng cũng là duy nhất và có nhiệm vụ cung cấp bằng chứng xác thực, quyền sở hữu. Nói cách khác – NFT có nghĩa là bạn có thể sở hữu thứ gì đó có thể xác minh được trên blockchain.

NFT có thể được sử dụng để đại diện cho các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật, hàng hóa trò chơi, tên miền và thậm chí cả các công cụ tài chính tùy chỉnh phức tạp. Ngay cả những dòng tweet cũng được xem là NFT. Jack Dorsey, người đồng sáng lập Twitter, đã bán tweet đầu tiên của mình dưới dạng NFT với giá hơn $2.9M.

Không giống các loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether, trong đó mỗi đơn vị đều có thể thay thế được, các NFT đều là độc nhất vô nhị trong hầu hết các trường hợp. Người tạo ra dự án NFT có thể quyết định các thông số chính xác cho các NFT của họ. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Chỉ một NFT cho mỗi tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị – Beeple là một trong những nghệ sĩ thường tạo ra các món đồ độc lạ bằng cách này.
  • Một bộ sưu tập trong đó mỗi NFT là một sự kết hợp của các đặc điểm khác nhau – ví dụ như CryptoPunks hay Bored Apes.
  • Một bộ sưu tập bao gồm một số lượng nhất định của các NFT giống nhau – thường dùng cho các bộ sưu tập thẻ bài như My Curio Cards.

Sự khan hiếm của các NFT riêng lẻ có thể được xác minh trên blockchain nơi dự án được tạo ra. Ví dụ: chúng ta có thể chắc chắn 100% rằng chỉ có 10,000 CryptoPunks ban đầu được tạo trên Ethereum. Tính xác thực của NFT cũng có thể được xác minh ngay lập tức bằng cách kiểm tra xem NFT mà chúng ta sở hữu có được tạo ra bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh ban đầu của một dự án cụ thể hay không. Ngoài ra, blockchain cũng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng để kiểm tra xuất xứ của từng NFT riêng lẻ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ sinh thái NFTs tại đây.

Bây giờ chúng ta cùng nhìn qua một vài dự án NFT nổi bật nhất trong thế giới này.

CryptoPunks

Quả là một thiếu sót nếu không nhắc đến CryptoPunks, hay còn gọi là “Punks”. Đây là một trong những NFT lâu đời nhất và đóng một vai trò quan trọng để hình thành nên vũ trụ NFT.

CryptoPunks là sản phẩm trí tuệ của Larva Labs có trụ sở tại New York, được thành lập bởi Matt Hall và John Watkinson. Dự án bắt đầu vào năm 2017 như một thử nghiệm về giá trị của NFT và nghệ thuật, cuối cùng dự án đã giúp phổ biến những gì chúng ta gọi là nghệ thuật mã hóa ngày nay.

Sự kết hợp độc đáo của các thuật toán đã tạo nên những món đồ như mũ, kính râm, tẩu thuốc, kiểu tóc,.. cho các nhân vật như hình ở trên. Tất cả 10,000 Punk đều là NFT duy nhất trên Ethereum blockchain. Trong đó, 3840 nhân vật là nữ, 6039 nhân vật là nam. Chúng ta cũng có một vài con vượn, người ngoài hành tinh và thây ma trong bộ sưu tập nhân vật.

Các Punk ban đầu có sẵn và được phân phối miễn phí. Tất cả những gì bạn phải làm là trả phí giao dịch Ethereum để có thể sở hữu cho mình một Punk. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, bây giờ bạn phải bỏ ra tận 350.000 USD cho một Punk thuộc loại rẻ nhất.

Khi ra mắt, CryptoPunks đã có chỗ đứng nhất định trong cộng đồng tiền mã hóa, tuy nhiên nó chỉ trở nên thật sự trở nên nổi tiếng sau khi hàng loạt các cái tên đình đám trong giới nghệ sĩ bắt đầu tham gia vào thị trường này bao gồm Jay Z, Odell Beckham Jr., Steve Aoki và rất nhiều nghệ sĩ khác.

Vào tháng 5/2021, một bộ sưu tập gồm 9 chiếc đồng hồ đã được bán với mức giá “khủng” – 16.9 triệu USD tại một trong những sàn đấu giá uy tín nhất – Christie’s. Vào tháng 6, một nhà đấu giá nổi bật khác là Sotheby’s cũng đã bán ra một chú Punk người ngoài hành tinh hiếm với mức giá lên tới 11.8 triệu USD. Visa cũng không bỏ lỡ cuộc chơi khi thông báo rằng, họ đã mua một CryptoPunk để thêm vào bộ sưu tập các hiện vật đáng chú ý trong lịch sử thương mại của mình. Điều này gây nên cơn sốt cho giới chơi NFT. Giá của Punk cũng theo đó tăng chóng mặt, người ta sẵn sàng chi cả núi tiền để sở hữu một Punk.

Cho đến nay, Punk thật sự đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa kỹ thuật số, một sự giao thoa hoàn hảo giữa nghệ thuật và lịch sử NFT.

PFP Mania

Sự ra đời của Punk đã khởi xướng một hiện tượng khác được gọi là PFP (Picture for Proof) khi các chủ sở hữu của Punk bắt đầu sử dụng Punk làm avatar trên các nền tảng social media (Twitter, Discord, Telegram,…). Điều này nhanh chóng dẫn đến việc các dự án NFT mới tập trung vào PFP dành cho những người muốn tìm kiếm một PFP có giá cả phải chăng hơn.

Và Bored Ape Yacht Club chính là một trong những dự án sớm nhất hưởng lợi từ phong trào PFP này. 

Bored Ape Yacht Club (BAYC)

Bored Ape Yacht Club (BAYC) là một bộ sưu tập với 10,000 NFT hình “vượn người” (ape) phát hành dưới dạng token ERC-721 trên Ethereum vào tháng 4/2021 bởi YugaLabs. Mỗi Ape đều có những câu chuyện và lịch sử của riêng nó. Chúng lấy cảm hứng từ các thể loại nghệ thuật đường phố như Punk rock và hip hop thập niên 80, 90.

Giống như các EtherRock, CryptoPunks, Pudgy Penguins cùng những dự án NFT “thuần” đang làm mưa làm gió trong cộng đồng tiền mã hóa ở thời điểm hiện tại, BAYC đơn giản chỉ là các bức ảnh NFT được phát hành và mang đi giao dịch trên thị trường, dựa vào tính khan hiếm và không thể bị làm giả nhờ blockchain để tạo ra giá trị cho mình.

Ngoài ra, việc sở hữu Bored Ape còn giúp người mua trở thành thành viên của cộng đồng BAYC, nhận các đặc quyền như truy cập vào bảng graffiti và quyền sử dụng thương mại độc quyền đối với NFT của họ.

Mức độ nổi tiếng của dự án đã đạt đến một tầm cao mới khi trong ngày 28/08/2021, huyền thoại bóng rổ Mỹ Stephen Curry đã dùng 55 ETH (khoảng 180,000 USD) để mua một bức Bored Ape làm ảnh đại diện Twitter.

Nguồn Kyros Ventures

Ban đầu, Bored Apes được YugoLabs bán với giá 0.08 ETH. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, giá trị giao dịch cho một Ape rẻ nhất đã “bay” lên mức 40 ETH. Với những thành công ấy, BAYC BAYC được xem như một ví dụ điển hình về một dự án đã tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ gồm những người sở hữu NFT.

Một số dự án NFT Mania khác

Trào lưu PFP Mania cũng dẫn đến việc nhiều dự án PFP NFT khác tạo ra. Thế nhưng hầu hết chúng chỉ đang là bản sao của một trong những dự án phổ biến, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ như:

CoolCatNFTs

Bao gồm một bộ sưu tập những con mèo xanh với các đặc điểm khác nhau, được tạo ra bởi một nghệ sĩ vẽ cùng một con mèo xanh trong hơn 10 năm.

The Cool Cats project soared 45x in July amid NFT resurgence - Delphi  Digital - Stockhead

Pudgy Penguins

Pudgy Penguins cũng đạt được rất nhiều sức hút và thậm chí còn được đăng trên The New York Times. Tính năng chính của chúng là gì? Đơn giản là chúng siêu dễ thương.

World of Women

Đây là một bộ sưu tập gồm những phụ nữ độc đáo, cool và đa dạng đã được tạo ra với mục đích mang đến sự đa dạng hơn cho không gian NFT.

All Female' Fame Lady Squad NFT Project Was Actually Created by Men

Bên cạnh các NFT hoàn toàn mới, các nhóm đứng sau các dự án thành công có thể quyết định tung ra các bộ sưu tập mới lấy cảm hứng từ tác phẩm gốc của họ (Meebits được phát hành bởi những người tạo ra CryptoPunks).

Cách tiếp cận này cho phép mở rộng các cộng đồng hiện có và bao gồm những người có thể đã được định giá khỏi các bộ sưu tập ban đầu.

Mặc dù PFP có vẻ là trọng tâm chính của cộng đồng NFT, nhưng chúng ta cũng đừng quên về những ngóc ngách siêu thú vị khác trong không gian NFT, một trong số đó là nghệ thuật tổng hợp.

Nghệ thuật sáng tạo

Generative art (Nghệ thuật sáng tạo) nằm ở giao điểm của nghệ thuật và mật mã. Các nghệ sĩ, thay vì tự mình vẽ các tác phẩm nghệ thuật, sẽ viết một thuật toán tạo ra tác phẩm nghệ thuật.

Người nghệ sĩ sẽ tạo ra một NFT nghệ thuật bằng cách sử dụng một tham số đầu vào như giao dịch hash (transaction hash) giúp liên kết vĩnh viễn với token được hình thành sau này. Người dùng sẽ cảm thấy họ là một phần của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Vì khi hai người dùng mint một tác phẩm nghệ thuật từ cùng một bộ sưu tập, họ sẽ nhận được các kết quả khác nhau.

Bộ sưu tập bốn Autoglyphs.

Một ví dụ điển hình của generative art là Autoglyphs. Được tạo bởi LarvaLabs, bộ sưu tập này có 512 glyphs, và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu “on-chain” của Ethereum. Tại thời điểm viết bài, mỗi Autoglyph rẻ nhất đã có giá 475 ETH, tương đương khoảng 1.8 triệu USD.

Các tác phẩm generative art nổi bật trên nền tảng Art Blocks được tạo ra bằng cách sử dụng một tập lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình có tên là 5p.js. Mỗi bộ sưu tập có tập lệnh riêng được lưu trữ trên Ethereum blockchain.

Một chương trình được viết bằng 5p.js có thể tạo ra các hình dạng khác nhau với các tổ chức, kết cấu hoặc màu sắc khác nhau tùy thuộc vào mong muốn của nhà sáng tạo.

Generative art tạo ra một thế giới mới nơi các nghệ sĩ trở thành lập trình viên và mỗi lập trình viên cũng có thể là một nghệ sĩ. Chúng ta chẳng thể biết được liệu trong tương lai, một tác phẩm NFT hàng triệu USD có khi sẽ được tạo ra bởi AI hay không. Không có điều gì là không thể!

Một vài loại NFT khác

Bên cạnh các PFP và generative art, còn rất nhiều loại NFT khác. Những nghệ sĩ có thể tạo ra NFT cho chính các tác phẩm nghệ thuật của họ. Điển hình như Beeple, người đã bán tác phẩm NFT “Everydays: The first 5000 days” của mình với giá 69 triệu USD. Một con số khủng đối với giới mộ điệu nghệ thuật. 

Game cũng là một lĩnh vực màu mỡ để các nhà sáng tạo có thể tạo ra NFT cho riêng mình. Axie Infinity, CryptoKitties và Aavegotchi chỉ là một vài ví dụ điển hình cho thị trường đang bùng nổ này. 

Ngoài ra còn rất rất nhiều bộ sưu tập NFT gây bão trong cộng đồng mạng có thể kể đến như EtherRocks – được tạo bằng CryptoPunks rất phổ biến gần đây và được bán với giá hàng triệu USD.

Bên cạnh hình ảnh, NFT cũng có thể đại diện cho các clip ngắn hoặc âm nhạc. NBA TopShots trở nên cực kỳ phổ biến vào đầu năm 2021 bằng cách bán các clip về những khoảnh khắc nổi bật nhất tại NBA hay EulerBeats – một bộ nhạc được tạo theo thuật toán và lưu trữ “on-chain” trên Ethereum.

Thách thức của NFT

Bạn cần phải hiểu rằng không phải tất cả NFT đều được lưu trữ giống nhau. Một trong những tính năng hình thành nên NFT chính là quyền sở hữu và khả năng xác minh nguồn gốc của chúng. Như chúng ta đã biết, những điều này chỉ có thể thực hiện trên các blockchain phi tập trung như Ethereum. 

Và vấn đề chính là chúng ta không thể lưu trữ các tệp hình ảnh có độ phân giải cao trên chính blockchain mà các NFT chỉ có thể bao gồm một liên kết đến tác phẩm thực tế, metadata (siêu dữ liệu) của nó sau đó được lưu trữ off-chain.

Có nhiều lựa chọn để lưu trữ dữ liệu off-chain. Một số dự án sẽ sử dụng máy chủ tập trung, trong khi những dự án khác sẽ tải metadata và các tác phẩm của họ lên IPFS. Các giải pháp khác như Arweave cũng đang được cộng đồng nhà sáng tạo chú ý.

Một vấn đề khác cũng quan trọng không kém chính là Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Các dự án không thực sự thống nhất được với nhau về việc sở hữu tác phẩm. Ví dụ một số NFT cho phép chủ sở hữu sử dụng chúng theo cách họ muốn, trong khi đó một vài dự án khác lại hạn chế khả năng sử dụng NFT và nhà sáng tạo vẫn có quyền đối với NFT của họ.

Phí giao dịch trên Ethereum cũng là một vấn đề đối với các nhà đầu tư. Phí gas này có thể tăng chóng mặt khi cơn cuồng NFT bị đẩy lên quá cao. Điều này dẫn đến tình trạng một số người dùng không thể tham gia được vào việc mua bán hoặc một số người trả giá quá cao cho các tác phẩm này. Giải pháp là các NFT nên chuyển sang giải pháp layer 2 để giải quyết vấn đề phí gas cao. 

Việc phát hiện giá có thể khó khăn trong một thị trường kém thanh khoản như thị trường NFT. May mắn thay, nhiều dự án đang tập trung vào việc mã hóa NFT, có thể được sử dụng cho những việc như xác định giá sàn của các bộ sưu tập cụ thể và tăng cường tính thanh khoản. NFTx và Fractional Art là hai lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực này.

Cơ sở hạ tầng để mua, bán và trưng bày NFT cũng là một rào cản đáng kể. Hiện tại, phần lớn khối lượng giao dịch đều diễn ra trên OpenSea. Trong tương lai, người ta hy vọng sẽ có thêm nhiều sàn phi tập trung để các giao dịch trao đổi có thể diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.

Thị trường NFT là một thị trường hoàn toàn mới và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Những thách thức hay thiếu sót của NFT chắc chắn trong tương lai không xa sẽ có thể được giải quyết.

Lời kết

Nhìn chung, cơn sốt NFT dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ và “khuấy đảo” thị trường đầu tư ở nhiều ngành nghề trong tương lai. Khi mà xu hướng công nghệ số phát triển, việc đầu tư vào các sản phẩm trực tuyến trở thành thị trường giàu tiềm năng, mang lại nhiều điều thú vị và thậm chí là doanh thu hấp dẫn cho những ai biết nắm bắt.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment