Kịch bản cuộc suy thoái đầu thập niên 80 đang lặp lại?

Sức ép từ giá dầu gia tăng và lượng tiền in ra khủng khiếp đang gợi ý cho những nhà phân tích về câu chuyện của những năm đầu thập niên 80, cụ thể ra sao? Anh em hãy cùng Bitcoincuatoi tìm hiểu qua bài viết sau.

Bàn tay sắt của FED và cuộc suy thoái đầu thập niên 80

Trước những hậu quả sau thời kỳ chiến tranh Việt Nam và những xích mích với khối Arab xung quanh cuộc chiến 6 ngày tại Israel, vào những năm 1980-1981, Hoa Kỳ đứng trước áp lực lạm phát khổng lồ. Cụ thể:

Hậu quả mà chiến tranh Việt Nam để lại là tổng cung tiền đã tăng lên hơn 2.5 lần sau 15 năm kể từ thời điểm Hoa Kỳ chính thức tham gia chiến tranh Việt Nam, áp lực khủng khiếp đến nỗi chính phủ Hoa Kỳ phải tuyên bố bỏ “bản vị vàng” vào năm 1971.

Cung tiền Hoa Kỳ gia tăng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam

Đồng thời vào năm 1973, lạm phát đã lên tới đỉnh điểm khi Mỹ hỗ trợ Israel trong chiến tranh 6 ngày. Việc Mỹ hỗ trợ Israel đã làm phật lòng đồng minh thân cận nhất của mình – OPEC. Kết quả, giá khí đốt gần như tăng gấp 4 lần trong khoảng thời gian từ tháng 10/1973 đến tháng 01/1974, góp phần đẩy lạm phát tăng cao, dẫn đến một cuộc suy thoái tương đối kéo dài kết thúc vào năm 1975.

Sau cuộc khủng hoảng đó, lạm phát đã ổn định gần mức 6-7% một thời gian ngắn (trước khi tăng mạnh mẽ trở lại và đạt đỉnh 9.8% vào năm 1981 bởi giá lương thực và năng lượng tăng cao).

Sự lựa chọn của FED là gì?

Sau một vài mức tăng khiêm tốn, Volcker- chủ tịch FED bấy giờ đã triệu tập một cuộc họp bất ngờ vào ngày 06/10/1979 và áp đặt FED vào một chính sách tiền tệ mới chặt chẽ hơn.

Lãi suất của FED đã tăng mạnh từ 13.7% (tháng 4/1980) lên đến hơn 20% (năm 1981). Kết quả nền kinh tế Hoa Kỳ bước vào giai đoạn tồi tệ.

  • Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh là 7.8% trong cuộc suy thoái năm 1980.
  • Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh mới ở mức 10.8% vào tháng 12/1982.

Chứng Khoán Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng tồi tệ khi chỉ số S&P 500 giảm hơn 28% kể từ khi chính sách thắt chặt bắt đầu.

Tuy nhiên sau khi chủ tịch Volcker rời nhiệm sở vào tháng 08/1987, lạm phát đã giảm xuống 3.4% và trở thành mức tiêu chuẩn kể từ thời điểm đó.

Kịch bản 198x liệu có lặp lại?

Hiện tại chỉ trong 2 năm hậu đại dịch, lượng tiền phát hành mới của Hoa Kỳ đã tăng gấp 5 lần, tốc độ tăng trưởng gấp 15 lần thời kỳ thập niên 60/70, mức lạm phát đạt 9.1% và vẫn có khả năng tăng trưởng vượt đỉnh năm 1981 nếu tình trạng bất ổn toàn cầu vẫn kéo dài.

Cung tiền Hoa Kỳ x5 trong 2 năm đại dịch Covid.

Kịch bản FED bất ngờ tăng mạnh lãi suất rất có thể sẽ lặp lại. Nếu điều này thật sự xảy ra, thị trường chứng khoán sẽ phải chịu một áp lực bán tháo nặng nề, chỉ số S&P 500 rất có thể sẽ giảm sâu dưới mốc 3,600 điểm (mốc giá trị hợp lý của S&P 500 theo đánh giá từ các chuyên gia).

Nhà đầu tư tiền mã hóa nên làm gì?

Hiện tại, có thể nói Bitcoin đang ở một mức định giá thấp, tuy nhiên trước sức ép của nguy cơ suy thoái đang trực chờ và chính sách thắt chặt tiền tệ từ cục dự trữ liên bang, Bitcoin vẫn sẽ có nhiều khả năng giảm sâu hơn nữa!

Thời điểm thị trường tài chính đầy rủi ro như hiện tại, việc bảo vệ tiền quan trọng hơn kiếm tiền.

Bitcoin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu để thực hiện chiến lược bắt đáy DCA – bình quân giá. Tuy nhiên anh em nên cẩn trọng phân bổ nguồn vốn của mình để đảm bảo cuộc sống và có tiền bắt đáy mỗi khi Bitcoin giảm bất ngờ. Hãy đảm bảo rằng vào thời điểm tồi tệ nhất và không thể ngờ tới của thị trường anh em vẫn còn ít nhất 20% vốn tiền mặt nhàn rỗi để bắt đáy.

Lời kết

Suy thoái kinh tế là một điều tồi tệ, tuy nhiên nó cũng là cơ hội lớn cho những ai đã có sự chuẩn bị.

Hi vọng anh em nhận được nhiều giá trị sau bài viết.

Trump Thành


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment