IDO là gì? Hướng dẫn toàn tập về IDO

Từ nửa đầu năm 2020 cho đến giữa năm 2021, TVL (Total Value Locked – tổng giá trị đã khóa) trên các thị trường DeFi đã tăng mạnh, từ $1B lên hơn $50B.

Khi ngày càng có nhiều dự án được triển khai vào lĩnh vực này, họ cần tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Từ ICO, STO và IEO, đã có nhiều mô hình huy động vốn khác nhau trong mô hình tiền mã hóa. Nhưng mỗi loại đều có nhược điểm riêng. Chúng ta đang cần có một hệ thống an toàn, minh bạch và công bằng để huy động vốn trong hệ sinh thái tài chính mới lạ này.

Cộng đồng tiền mã hóa nổi tiếng với tư duy khác biệt. Trong bài viết này sẽ nói về một cách gây quỹ sáng tạo trong thế giới DeFi là IDO. IDO vẫn đang trong giai đoạn chớm nở. Nhưng nó vẫn là cách thức được ưa chuộng nhất hiện nay trong DeFi để huy động vốn.

IDO là gì?

Initial DEX Offering (IDO – phát hành coin lần đầu trên sàn phi tập trung) là mô hình gây quỹ mới lạ và cung cấp tính thanh khoản tốt hơn cho các tài sản tiền mã hoá. Nó đảm bảo giao dịch nhanh chóng, công bằng và open (mở).

Trước khi có IDO, cộng đồng biết đến IPO nhiều hơn. Initial Public Offering (IPOphát hành lần đầu ra công chúng) là thủ tục tiêu chuẩn để huy động vốn trên thị trường cổ phiếu. Đây là cách giao dịch cổ phiếu truyền thống của các công ty (Tesla, Apple, v.v.) trên các sàn giao dịch chứng khoán như NYSE và Nasdaq. Nhưng quy trình huy động vốn trên thị trường tiền mã hóa rất khác nhau và linh hoạt.

Ngoài IPO còn có các mô hình gây quỹ khác như ICO, STO và IEO. Vậy những mô hình này là gì và lý do vì sao IDO lại được ưa chuộng hơn? Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ICO, STO và IEO.

ICO là gì?

Initial Coin Offering hay Initial Currency Offering (ICO) là hình thức phát hành coin đời đầu của thị trường tiền mã hóa. Các công ty khởi nghiệp, trong không gian tiền mã hóa và blockchain, đã sử dụng ICO để huy động vốn.

Nó giúp gây quỹ để hỗ trợ các dự án dựa trên blockchain trong giai đoạn đầu. Điều này có nghĩa là bạn có một ý tưởng, bạn huy động vốn cho sản phẩm hay dự án đó, và nó sẽ được phát triển sau này trong tương lai.

Các dự án khi chưa có sản phẩm hoặc ý tưởng chỉ trong whitepaper luôn có một cảm giác mơ hồ và không chắc chắn nhất định. Một số dự án không hoạt động mặc dù có tiền. Một số dự án chỉ là scam (lừa đảo) và số tiền đầu tư của bạn bỗng chốc biến mất.

ICO public (công khai) là một hình thức huy động vốn từ cộng đồng, trong đó bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư. Còn trong các ICO private (riêng tư), dự án có thể đưa ra số tiền đầu tư tối thiểu và chỉ cho phép các nhà đầu tư được chọn (các cá nhân và tổ chức tài chính có giá trị ròng cao) mới có thể tham gia vào quá trình này.

NEO và Ethereum: Câu chuyện thành công của ICO

ICO là dự án thành công thứ hai trong lịch sử là nền tảng Ethereum nổi tiếng. Vậy đâu là dự án đầu tiên?

NEO là một nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên hỗ trợ tiền mã hóa của riêng nó. Có biệt ngữ trong giới tiền mã hóa, NEO (trước đó được gọi là AntShares) được biết đến như Ethereum của Trung Quốc. Đây được xem là ICO thành công nhất.

ICO thứ 2 – ICO Ethereum được ra mắt vào năm 2014. Với giá chỉ $0.311 cho mỗi token, 50M token sẽ huy động được $15.5M. Token Ethereum (ETH), đạt mức $4,362.35 vào tháng 5/2021. Một nền tảng công khai với nền tảng sổ cái phân tán mã nguồn mở, Ethereum cho phép người dùng chạy các ứng dụng phi tập trung, trong khi thực hiện và sử dụng các hợp đồng thông minh.

ICO Scam

Không có mô hình hoặc dự án nào có thể hoàn hảo. Vào năm 2017, ICO OneCoin đã được ra mắt. Không ai biết token đã được tạo ra như thế nào, một kế hoạch Ponzi không có prototype (là cha của các object chính trong lập trình).

* Ponzi là một hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư và trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó bằng tiền từ các nhà đầu tư sau này.

Sau đó là nhiều vụ bê bối khác như ENIGMA, DROPLEX, COINDASH. Một số chỉ là scam, một số thất bại dù dự án được đánh giá tốt và một số khác trở thành con mồi cho hacker.

Theo báo cáo của Ernst and Young, U.S Securities and Exchange Commission (SEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ) cũng đã ra mắt Cyber Unit để điều tra các gian lận tài chính kỹ thuật số liên quan đến ICO. Lý do là vì 10% số tiền thu được ban đầu của ICO đã bị hacker đánh cắp, lên tới gần như $1.5M mỗi tháng.

IEO là gì?

Initial Exchange Offering (IEO – phát hành coin trên nền tảng sàn giao dịch) đã được đưa ra mắt để khắc phục những hạn chế của ICO. Nó cung cấp một nền tảng trao đổi, với tính bảo mật cao hơn, mang lại nhiều niềm tin hơn cho việc huy động vốn từ cộng đồng.

Lĩnh vực IEO là trung gian giữa những người đi vay (các công ty khởi nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn từ cộng đồng) và những người cho vay. Về cơ bản, nó là phương tiện để bán các token mã hóa. Nó giúp các công ty khởi nghiệp triển vọng có thêm vốn để tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao này.

STO là gì?

Security Token Offering (STO – Cung cấp token bảo mật) được tạo ra bằng cách kết hợp ICO với các nghĩa vụ pháp lý. Tất cả các giao dịch trên STO đều tuân thủ luật.

IDO và các sàn giao dịch thanh khoản phi tập trung

Hậu duệ của tất cả các mô hình gây quỹ tiền điện tử được thảo luận ở trên là Initial DEX Offering (IDO). Đây là mô hình gây quỹ mới nhất cung cấp giao dịch mở và công bằng cùng với tính thanh khoản cao hơn của các tài sản mã hóa được giao dịch.

IDO là một phương thức gây quỹ độc đáo, trong đó việc phát hành coin IDO được thực hiện thông qua sàn thanh khoản phi tập trung.

Toàn bộ quá trình phụ thuộc vào một quá trình được gọi là swap (hoán đổi). Các token sẽ được swap bởi các trader và nhà đầu tư trong một pool thanh khoản. Bạn cần sự cân bằng trong tài sản bằng cách thông qua pool thanh khoản, vì đó là một cặp stablecoin và coin crypto, ví dụ DAI – ETH hoặc USD – ETH.

Tùy thuộc vào điều kiện thị trường, các trader có thể swap giữa các stablecoin và coin crypto. Nó rất giống với cách chúng ta xử lý tài sản của mình. Mặc dù đã để một số vốn vào quỹ thanh khoản như một biện pháp bảo vệ an toàn, với lợi nhuận hạn chế, nhưng vẫn có thể đầu tư phần còn lại vào các thị trường chứng khoán luôn biến động để cố gắng duy trì sự cân bằng.

Tương tự, stablecoin có sự biến động không đáng kể. Do đó, nó cung cấp một lựa chọn tương đối an toàn cho các trader. Các trader cũng quản lý các tài sản và token mã hóa có tính biến động cao khác bằng cách swap tuần tự chúng với nhau. Điều này dẫn đến việc các công ty tung ra token và có quyền truy cập thanh khoản ngay lập tức thông qua các sàn giao dịch thanh khoản phi tập trung này.

IDO có thể được thiết kế cho hầu hết mọi thứ – từ tiền mã hóa đến ứng dụng trò chơi, album nhạc,…Thời điểm bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn, họ chắc chắn sẽ đầu tư vào việc phát triển, nâng cao và đóng góp vào sự phát triển của họ bằng cách đưa ra những lựa chọn thông minh.

IDO đầu tiên là Raven Protocol được ra mắt vào năm 2019, và nhiều IDO khác tiếp theo như Compound, Curve, UMA,…

Nhu cầu về IDO

Kể từ khi ICO trở thành một cơ hội mới vào năm 2017, nhiều dự án đã đánh cược về việc giải quyết các vấn đề của họ thông qua việc sử dụng blockchain, đã có gần $4.9B đã được huy động vào cuối năm. Nhiều dự án đã thành công, nhưng nhiều dự án trong số đó đã thất bại, do lỗ hổng của ICO là tập trung, phân biệt đối xử bởi bên thứ ba và thiếu quyền riêng tư.

Mặt khác, IDO về bản chất là phi tập trung. Nó giải quyết các vấn đề cơ bản của ICO đồng thời cố gắng tính toán các khả năng có thể xảy ra đối với thị trường tiền mã hóa.

Bằng cách sử dụng khái niệm huy động vốn từ cộng đồng với IDO, các doanh nghiệp hiện có thể cung cấp một sản phẩm blockchain loại bỏ các lỗi của con người và các vấn đề liên quan đến hacker. Và phần tốt nhất, tiền của người mua và người giữ token ngay lập tức được bảo mật và chuyển trên ví kỹ thuật số của họ.

IDO sẽ thay thế ICO & IEO?

Với IDO thì đây vẫn còn là giai đoạn đang phát triển. Vì vậy, còn một chặng đường dài phía trước để chúng ta biết được liệu IDO tốt hay xấu.

Nhưng hiện tại, đó chắc chắn là cách tốt nhất. Khái niệm này cuối cùng sẽ thay thế IEO và ICO trong vài năm tới hoặc có thể vài tháng tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng và được chấp nhận của nó.

Lấy câu chuyện về Uniswap, thời điểm các token BZRX được list (niêm yết), chúng đã tăng lên 1000 lần chỉ trong vòng vài phút.

Các nền tảng IDO phổ biến

Với thị trường hiện tại, đã có nhiều nền tảng IDO mới xuất hiện. Dưới đây là danh sách launchpad phù hợp để bạn có thể theo dõi các IDO sắp ra mắt.

TrustSwap

Nếu bạn cần truy cập nhanh vào token DeFi, TrustSwap là launchpad bạn nên sử dụng. Nó là một nền tảng cross-chain (chuỗi chéo) đa tính năng và thông minh. Glitch Finance với lợi tức đầu tư trên 200% đã được ra mắt trên TrustSwap.

Paid Network

Nền tảng thỏa thuận thông minh sử dụng paid Net (mạng trả phí) là điều mà các doanh nghiệp và công ty đang muốn thông báo. IDO phổ biến nhất được tung ra thông qua Paid Network là ShawDows Network, Blindboxes, Aioz và nhiều IDO khác mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận cực cao.

DAO Maker

Launchpad này nổi tiếng với việc tạo ra các công nghệ phát triển. Dự án được ra mắt vào năm 2020 với hơn 300,000 người dùng bán lẻ đã có xu hướng hướng tới các dự án tiền mã hóa. Nhiều dự án phổ biến như Elrond Network, Orion Protocol và Ecomi đã được lưu trữ trên DAO.

Các tính năng khác biệt của IDO

Multichain IDO – Phương pháp tiếp cận mới

Khi IDO được giới thiệu, nó chỉ được khởi chạy trên một nền tảng cụ thể và chỉ sử dụng một loại token. Nhưng xu hướng hiện tại là khởi chạy IDO trên nhiều nền tảng.

Nó tương tự như mua sắm trực tuyến. Khi ra mắt một sản phẩm mới, bạn có thể list sản phẩm đó trên Amazon, eBay và bất kỳ cổng mua sắm trực tuyến nào khác mà bạn chọn. Chúng hoạt động như nhiều launchpad cho sản phẩm của bạn. Người mua (trong trường hợp này là nhà đầu tư) có thể chọn và lựa chọn từ nơi họ muốn mua sản phẩm. Tương tự, một IDO có thể được khởi chạy trên nhiều launchpad.

Yếu tố chính là Interoperability (khả năng tương tác). Bất kỳ startup nào cũng khởi chạy IDO trên nhiều launchpad để đem lại lợi ích cao nhất cho cả cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư. Là một nhà đầu tư, họ có quyền lựa chọn nền tảng mà họ muốn. Các startup có thể tăng cơ sở khách hàng của họ khi tung ra trên nhiều launchpad. Điều này giúp loại bỏ chi phí cơ hội.

Thêm vào đó, mọi nền tảng đều muốn mang đến cho nhà đầu tư của mình trải nghiệm tốt nhất. Một cách tiếp cận thống nhất giúp giảm thiểu chi phí xây dựng lại.

Ngoài ra, nó cung cấp một viễn cảnh thu nhập tuyệt vời vì nhà đầu tư có thể “nhảy việc” nếu một nền tảng khác cung cấp các tùy chọn tốt hơn phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Cuối cùng, nhà đầu tư là Vua. Do đó mọi nền tảng đều cố gắng hết sức để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Marketing IDO và White Listing

Khi bất kỳ dự án mới nào được tung ra thị trường, dự án đó đều được xem xét kỹ lưỡng và các nhà đầu tư cũng vậy. Điều này được thực hiện thông qua một quá trình được gọi là whitelist. Chỉ những nhà đầu tư nằm trong whitelist mới đủ điều kiện tham gia IDO. 

Do đó, để có thể góp tên trong whitelist, bạn cần thực hiện một số nhiệm vụ marketing (tiếp thị) để thể hiện sự quan tâm thực sự của bạn đối với dự án. Những việc này khá đơn giản, như trở thành một phần của bộ xử lý Twitter của họ, retweet (đăng lại),… Để biết thêm thông tin, cần đảm bảo rằng bạn nhận được cập nhật từ nền tảng của họ.

Nói chung, khi bạn truy cập bất kỳ trang web mới nào, chúng sẽ nhắc bạn đăng ký vào trang web hoặc video (nếu đó là youtube). Và hầu hết chúng ta thường bỏ qua hoặc chặn cảnh báo. Ở đây, bạn cần đăng ký, theo dõi họ trên các nền tảng truyền thông xã hội khác, tham gia các cuộc trò chuyện qua telegram chat. Các hoạt động này gần giống như những việc khi bạn là fan của một người nổi tiếng nào đó. Cũng như nhiều nhân vật nổi tiếng có được hàng triệu người theo dõi mà không cần động tay đến, một dự án IDO cũng vậy.

Lợi thế tham gia cho người giữ token gốc

Giống như trong buổi hòa nhạc, có người sẽ nhận được vé VVIP, vé VIP với tầm nhìn tốt, IDO cũng như vậy.

Một IDO khi được khởi chạy trên nhiều launchpad, sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để chọn nền tảng mà người dùng muốn deal. Nhưng có một mặt trái của điều này. Nếu một nhà đầu tư có token gốc của nền tảng mà họ đang đầu tư, điều đó sẽ làm tăng cơ hội phân bổ token của họ.

Nhiều nền tảng cho phép đầu tư từ hai pool. Một pool mở cửa cho tất cả mọi người. Pool còn lại chỉ các nhà đầu tư giữ token gốc mới có thể tham gia. Vậy ai mới là người có lợi thế ở đây? Nhóm chủ sở hữu token gốc càng nhỏ sẽ tăng cơ hội tham gia IDO của họ.

Ưu và nhược điểm của IDO

Ưu điểm của IDO

1. Huy động vốn mở và công bằng: Bạn đã nghe qua thuật ngữ “Insider trading” (giao dịch nội gián) chưa? Trước khi công khai, rất nhiều người mua cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn. Khi nó công khai và được niêm yết để giao dịch với giá cao hơn, những “insider” này sẽ được nhiều lợi ích hơn.

Các trường hợp gây quỹ trong thế giới tiền mã hoá, các nhà đầu tư tư nhân cũng có thể làm điều tương tự. Họ tích lũy token ở mức độ lớn với chi phí thấp hơn trước khi chúng công khai. Một số người thậm chí bán token cho công chúng với chi phí cao sau khi token bắt đầu được giao dịch.

Tuy vậy, hình thức insider trading này đã bị loại bỏ trong mô hình gây quỹ IDO. Ngay cả các nhà phát triển của dự án cũng chỉ có thể nhận được token sau khi IDO mở.

2. Giao dịch tại Full Throttle: Time is money (thời gian là tiền bạc), và chính trong lĩnh vực IDO này, nơi một coin IDO có thể được giao dịch ngay lập tức. Sau khi IDO được khởi chạy, bạn có thể tích lũy các token. Vào thời điểm nó được list (niêm yết), bạn có thể thu được lợi ích. Sau thời gian lock-in, lợi nhuận ngay lập tức được chuyển vào ví của bạn.

3. Money Buys Access: Bạn có một ý tưởng kinh doanh khả thi, bạn đang ở đúng nơi để gây quỹ. Trong một IDO, bất kỳ ai đều có thể khởi chạy IDO mà không cần bất kỳ sự cho phép nào. Điều bạn cần là một ý tưởng kinh doanh khả thi và sẵn sàng để triển khai.

4. Contemporary và Untouched: Hiện tại, IDO giống như một món đồ chơi mới xuất hiện trên thị trường và mọi người đều muốn mua nó. Theo thời gian mới có thể nhận ra những nhược điểm và sai sót của nó.

Nhược điểm của IDO

Không gì là hoàn hảo. Ngay cả những mô hình gây quỹ này cũng có một số nhược điểm.

1. Nhiều scam: Điểm mạnh đôi khi cũng là điểm yếu vì bất kỳ ai cũng có thể khởi chạy một IDO. Các scamer có thể làm cho bất kỳ dự án nào đó trông khả thi đến mức bạn sẽ không bao giờ nhận ra sự khác biệt. Nhu cầu về IDO rất cao nên nếu không cẩn thận sẽ dễ bị lừa.

2. Tăng chi phí Tương tác: IDO có thể được khởi chạy trên nhiều launchpad, dẫn đến người dùng theo cấp số nhân. Nhu cầu cao và nguồn cung rất ít. Vì vậy, để có được một phân bổ đảm bảo, khoản đầu tư tương ứng của bạn chắc chắn phải cao hơn phần còn lại.

3. Mặt bằng chưa được phân bổ: Không có giới hạn về việc mua IDO. Vì vậy, các Whale (cá voi – chỉ các nhà đầu tư có số lượng lớn token) có thể dễ dàng lật ngược tình thế theo hướng có lợi cho họ. Cảm giác mơ hồ vẫn tồn tại cho đến khi IDO được công khai. Dẫn đến một bonding curve (đường cong liên kết – mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung tài sản) do cung quá nhiều và cầu thấp.

4. Thiếu KYC: Mỗi nền tảng đều có các tiêu chí khác nhau để khởi chạy và tham gia IDO. Một số nền tảng không nhấn mạnh vào các thủ tục KYC (Know Your Customer – xác minh danh tính).

5. Khó kiểm soát: Vì là phi tập trung, nên không có cơ chế kiểm soát nào được áp dụng. 

6. Bán phá giá: Bạn nên biết IDO mở cửa khi nào và cho pool nào để biết được giá trị gốc của token đó.

Tương lai của ICO

Một cách tiếp cận mới, một cơ hội mới đã được đưa ra bởi mô hình gây quỹ mới IDO. Nhược điểm của các mô hình gây quỹ trước đây đã được loại bỏ ở mức độ lớn. Nhưng đây vẫn là một công nghệ rất mới, chỉ đang ở giai đoạn giới thiệu và khởi động.

Điều quan trọng là phải tích hợp các cơ chế kiểm soát trong mô hình IDO. Điều này, nói chung, sẽ giúp loại bỏ sự khác biệt về giá của các token cho đến thời điểm chúng được niêm yết công khai.

Lời kết

IDO còn khá “trẻ” và chắc chắn cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nhưng trong tình huống hiện tại, chúng là lựa chọn tốt nhất có thể để gây quỹ.

Theo thời gian, IDO vẫn sẽ phát triển hơn nữa và mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. Nhưng hãy nhớ, đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ, hãy cân nhắc các lựa chọn của bạn một cách khôn ngoan.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment