Fantom (FTM) là gì? Tổng quan về thế hệ Blockchain tiếp theo

Trong khi toàn bộ thị trường tiền mã hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ thì Fantom nổi lên như một chiến mã xuất sắc. Gần đây nhất, giá trị của Fantom (FTM) đã cán mốc ATH là $2.45 vào ngày 9/10 vừa qua.

Được biết đến với tên gọi “Ethereum Killer” (kẻ giết chết Ethereum), Fantom chính là một nhân tố quan trọng giúp giải quyết các vấn đề còn tồn động trên Ethereum như thông lượng thấp, phí gas cao, tắc nghẽn mạng,…Và nếu bạn đang cân nhắc đưa Fantom vào danh mục đầu tư của mình thì bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về loại tiền mã hóa này.

Fantom là gì?

Fantom là một nền tảng blockchain có khả năng chạy các hợp đồng thông minh (smart contract), dành cho các ứng dụng phi tập trung (dApp) và tài sản mã hóa. Dựa trên công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG), Fantom giúp cải thiện khả năng mở rộng và tăng tốc độ giao dịch lên đến hơn 300k/s. 

Cơ sở hạ tầng của Fantom được liên kết với nhau thông qua cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) và thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerant (aBFT) không đồng bộ dựa trên DAG, giúp duy trì hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng và bảo vệ an ninh mạng trong khi tối đa hóa tốc độ.

Nền tảng được đa số cộng đồng trông đợi sẽ được sử dụng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các tiện ích công cộng, hệ thống nhà thông minh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quản lý giao thông, quản lý tài nguyên và các dự án bền vững môi trường.

Điểm nổi bật của Fantom

Khả năng mở rộng

Mỗi mạng được xây dựng trên Fantom là độc lập với nhau. Hiệu suất và sự ổn định của chúng không bị ảnh hưởng bởi các giao dịch trên mạng nên không gây ra tình trạng tắc nghẽn. 

Nói cách khác, Fantom là một mạng lưới của các mạng lưới.

Độ bảo mật cao

Fantom cung cấp mức độ bảo mật rất cao bằng cách sử dụng giao thức Proof-of-Stake. Không giống như Proof-of-Work – được sử dụng bởi Bitcoin và Ethereum, Proof-of-Stake ngăn chặn sự tập trung và tiết kiệm điện.

Mã nguồn mở

Fantom là mạng lưới mã nguồn mở với tính chất không cần được cấp phép. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành validator node. 

Cấu trúc của Fantom

Fantom sở hữu 3 công nghệ quan trọng nhất:

Lachesis

Lachesis là một công cụ đồng thuận aBFT, các đặc điểm của Lachesis có thể kể đến như:

  • Không đồng bộ: Người tham gia có quyền tự do xử lý các lệnh tại các thời điểm khác nhau.
  • Phân quyền tối đa: Không một ai đóng một vai trò đặc biệt trong việc hình thành các block.
  • Byzantine Fault-Tolerant: Hỗ trợ một phần ba số nút bị lỗi.
  • Tốc độ giao dịch nhanh chóng: Giao dịch được xác nhận sau 1-2 giây. Fantom đã triển khai Lachesis như một lớp đồng thuận có thể mở rộng đến các lớp bổ sung trong hệ thống.

Chuỗi Opera

Đây là 1 layer phát triển các dApp tương thích với EVM. Chuỗi Opera xử lý các sự kiện không đồng bộ mà các Miner không xử lý. Tất nhiên các dApp sẽ được hưởng lợi do có chi phí giao dịch thấp và thời gian diễn ra giao dịch gần như ngay lập tức.

Story Data

Các thông tin đã diễn ra được quản lý độc lập trong Story Data. Các Transaction và Smart Contract được lưu trữ để theo dõi và quản lý trong chuỗi.

Hệ sinh thái của Fantom

Giống với Solana hay Binance Smart Chain, Fantom cũng đã xây dựng cho mình một hệ sinh thái mạnh mẽ với ​​hơn 150 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, phân khúc DeFi là phân khúc được chú trọng nhất và phát triển nhanh nhất, mang lại dòng tiền lớn.

Token Fantom (FTM) là gì?

FTM là token tiện ích của Fantom và được sử dụng làm phương tiện trao đổi cơ sở. FTM là một token ERC-20, nó có thể sử dụng trên hệ sinh thái DeFi của nền tảng, cũng như trên các sàn giao dịch tương thích khác bao gồm mạng Ethereum và BEP20 của Binance Smart Chain.

Thông tin cơ bản về token FTM

  • Tên: Fantom
  • Ticker: FTM
  • Blockchain: Fantom
  • Smart Contract: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20
  • Token type: Token tiện ích
  • Total Supply: 3,175,000,000 FTM
  • Circulating Supply: 2,545,006,273 FTM (tính đến ngày 10/10/2021)

Token FTM được sử dụng để làm gì?

  • Trả phí giao dịch (transaction fee) trên mạng lưới Blockchain của Fantom.
  • Stake (ít nhất 1,000,000 FTM) và trở thành các Validator node xử lý các giao dịch trên mạng lưới, nhận về phí giao dịch.
  • Quản trị mạng lưới Fantom (chính thức ra mắt vào 12/01/2021).
  • Được dùng làm tiền tệ thanh toán cho các hệ thống Payment.

Phân bổ token FTM

Token FTM được phân bổ cụ thể như sau:

  • 3.15% được bán thông qua hình thức Seed Sale
  • 37.04% được bán thông qua hình thức Private Sale
  • 1.57% được bán thông qua hình thức Public Sale
  • 7.48% được phân bổ cho team phát triển dự án
  • 12% được phân bổ cho các cố vấn của dự án
  • 6% được dự trữ
  • 32.75% được phân bổ làm Block Rewards

Lộ trình phân phối token

Ví lưu trữ FTM token

FTM là một token ERC-20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:

  • Ví sàn
  • Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet
  • Ví lạnh: Ledger, Trezor

Cách kiếm và sở hữu FTM token

  • Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch đã niêm yết token này bao gồm: Binance, Digifinex, Bkex, Okex, Sushiswap, MXC, Bilaxy, Kucoin, Uniswap, Gate.io, Bibox…
  • Trở thành validator node giúp Fantom xác nhận giao dịch để nhận được phần thưởng.

Đội ngũ dự án, quỹ đầu tư & đối tác

Đội ngũ dự án

Đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tại Fantom là Michael Kong, người có nhiều năm kinh nghiệm trong không gian blockchain với tư cách là nhà phát triển hợp đồng thông minh.

Một thành viên cũng rất nổi bật trong team chính là Andre Cronje – nhân vật cực kỳ nổi tiếng trong giới Crypto, đồng thời là Founder của cả hệ sinh thái nổi tiếng bậc nhất DeFi: Yearn Finance.

Nguồn: Fantom

Quỹ đầu tư

Dưới đây là một số tin tức về việc đầu tư vào Fantom:

  • 27/04/2021: HyperChain đầu tư $15M vào Fantom.
  • 24/02/2021: Alameda Research đầu tư $35M vào Fantom, cùng với đó là trở thành Validator Node trong mạng lưới Fantom.

Đối tác

Một số đối tác nổi bật của Fantom:

  • DAO Maker: Một trong những nền tảng IDO đầu tiên trong Crypto.
  • Band Protocol: Dự án làm về Oracle trong Crypto.

Ngoài các đối tác trong Crypto, Fantom còn có rất nhiều ký kết với các tổ chức quốc gia như:

  • 07/05/2021: Cơ quan quản lý các tổ chức giáo dục tư nhân Pakistan (PEIRA) và Fantom đã ký MoU (Memorandum of Understanding) để triển khai phần mềm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) blockchain tùy chỉnh.
  • 18/02/2021: Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia Afghanistan (ANSA) và Fantom đã ký MoU (Memorandum of Understanding) để triển khai blockchain và nâng cấp công nghệ hiện đại.
Nguồn: Fantom

Tương lai của Fantom

Fantom là một viên ngọc trong thế giới tiền mã hóa. Dự án cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác thành công với chính phủ Afghanistan, chính phủ Pakistan và một số hợp tác với các dự án trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc thực phẩm, dược phẩm. 

Công nghệ cũng như đội ngũ của Fantom thật sự khiến chúng ta tin rằng nó sẽ có thể tiến xa hơn nữa trong tương lai. Fantom có hầu hết các yếu tố để trở thành một hệ sinh thái blockchain hỗ trợ DeFi thành công, trao quyền cho không gian DeFi & Dapps đang phát triển mạnh mẽ.

Lời kết

Mặc dù Fantom không phải dự án đầu tiên sử dụng công nghệ DAG làm con đường dẫn đến khả năng mở rộng. Tuy nhiên Fantom hứa hẹn sẽ gia tăng giá trị thông qua việc bổ sung cơ sở hạ tầng hỗ trợ hợp đồng thông minh và dApp. Việc cung cấp các giao dịch cao mỗi giây và phí thấp chắc chắn đang giúp Fantom tăng cường sự chấp nhận của mình trong nhiều ngành nghề hơn nữa trong tương lai. 

Trên đây là tất cả thông tin tổng quan về Fantom (FTM). Chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư

Leave a Comment