Cách theo dõi chu kỳ tăng hoặc giảm giá của Bitcoin thông qua Liveliness

Để xác định hành vi tích luỹ và phân phối token của các holder, các nhà phân tích sẽ phân tích dữ liệu từ các chỉ báo on-chain. Với Bitcoin, chỉ báo Liveliness là một dữ liệu được khá nhiều người chú ý. Cụ thể, chỉ báo liveliness là một thước đo cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành vi của những holder. Qua đó, giá trị này sẽ tăng lên khi holder bắt đầu thanh lý các vị thế của họ, và giảm xuống khi những đồng tiền đó không hoạt động.

Liveliness sẽ được định mức dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu toàn bộ nguồn cung di chuyển trong cùng một block duy nhất, liveliness sẽ đạt giá trị tối đa là 1 và ngược lại. Đồng thời, Liveliness cũng có thể xác định được mức độ thổi phồng của đồng tiền và mức độ sử dụng đồng tiền của người dùng.

Nói một cách đơn giản, Chỉ báo Liveliness là một thước đo nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành vi của những holder dài hạn. Qua đó, nó sẽ có hai dạng hiển thị như sau:

  • Tăng: khi những holder dài hạn mở rộng phân bổ, khiến lượng coin bị huỷ nhiều hơn lượng coin được tạo ra mỗi ngày.
  • Giảm: khi những holder dài hạn tăng cường tích luỹ, khiến lượng coin bị huỷ ít hơn so với lượng coin được tạo ra mỗi ngày.

Trong suốt lịch sử phát triển của Bitcoin, có thể thấy các mô hình về lượng phân bổ và tích lũy của holder dài hạn luôn tạo nên một động lực thúc đẩy, khiến chu kỳ thị trường tăng hoặc giảm. Và tất cả những điều này có thể dễ dàng theo dõi bằng Liveliness.

Toàn cảnh chỉ số Liveliness của Bitcoin
Nguồn: Glassnode

Trong năm ngoái, cộng đồng crypto đã chứng kiến ​​chỉ số Liveliness gia tăng khi những holder dài hạn có xu hướng mở rộng việc bán coin hơn, trong bối cảnh giá coin đạt ATH từ tháng 1 đến tháng 5. Sau đó là một giai đoạn tích lũy mạnh khi giá cả thị trường bắt đầu giảm. Trong vài tuần qua với việc giá có khả năng chạm đáy sau sự kiện nợ trần và lạm phát gần đây, chỉ số Liveliness đã bắt đầu chuyển hướng trở lại và tiến vào giai đoạn tích lũy nhẹ.

Chỉ số Liveliness của Bitcoin trong năm 2020 và 2021
Nguồn: Glassnode

Đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho thấy những holder dài hạn đang đẩy mạnh tích lũy ở mức giá thấp, trước khi một kỳ phân bổ khác diễn ra. Qua đó, có thể xem xét việc phân bổ token là biểu hiện cho giá Bitcoin và báo hiệu sự thiếu tự tin từ rằng đồng tiền sẽ tiếp tục tăng giá trong vài tháng tới.

Chỉ số Liveliness trong ba tháng gần đây của Bitcoin
Nguồn: Glassnode

Bên cạnh đó, cũng có một cách khác để xem xu hướng Liveliness là nhìn vào Binary Liveliness. Binary Liveliness được thiết kế để xác định các giai đoạn tích lũy và phân phối cao của các đồng Bitcoin cũ hơn. Giá trị màu xanh lá cây trên biểu đồ bên dưới sẽ biểu thị là 1 khi Liveliness cao hơn mức trung bình trong 30 ngày. Và khi nó dưới mức trung bình đó, chỉ số sẽ hiển thị là 0.

Binary Liveliness cho thấy chúng ta đang bước vào giai đoạn tích lũy
Nguồn: Glassnode

Mặt khác, với đường màu xanh dương sẽ trả về 1 khi Liveliness ngày hôm nay cao hơn ngày hôm trước hoặc nếu không, nó tạo ra 0. Sau đó, đường trung bình động 30 ngày được áp dụng cho các kết quả này.

Theo dữ liệu hiện tại, Binary Liveliness với đường màu xanh dương đang bắt đầu có xu hướng giảm và duy trì các giá trị thấp hơn. Điều này nói lên rằng chỉ số Liveliness đang trong thời kỳ có tiềm năng giảm hoặc giai đoạn tích lũy lâu dài hơn.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment