Burn Token là gì? Tại sao cần phải Burn Token?

Burn token là một chiến lược xóa vĩnh viễn một số lượng token khỏi lưu thông nhằm tác động đến giá của token trên thị trường.

Vậy thì Burn Token là gì? Tại sao cần phải Burn Token và lợi ích của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!

Burn Token là gì?

Burn token (đốt token) là quá trình loại bỏ vĩnh viễn một lượng token nhất định khỏi nguồn cung lưu hành để làm chậm tốc độ lạm phát token hoặc giảm bớt nguồn cung lưu hành token bởi nhà phát triển hoặc những người đào tiền mã hóa, từ đó làm gia tăng giá trị của token đó.

Không có cách nào có thể khôi phục lại lượng token đã burn, do lượng token đó đã được chuyển đến một địa chỉ chết (địa chỉ mà không ai có thể mở khóa và truy cập được). Ngoài ra, các dự án còn có thuật toán Proof-of-Burn cho thị trường để tạo điều kiện xác minh chéo. 

Proof of Burn 

Proof of Burn (PoB) là một thuật toán đồng thuận thay thế và giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng của Proof of Work (PoW). PoB hoạt động dựa trên nguyên tắc cho phép các miner (thợ đào) khai thác để burn token, cho phép họ viết các block theo tỷ lệ tương ứng với các đồng token được burn.

Đối với Proof of Burn, các thợ đào cần burn token của riêng họ để có quyền khai thác thêm các block giao dịch mới. Lượng token được sử dụng để burn càng nhiều thì thợ đào sẽ có thể khai thác được nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người burn token sẽ nhận được phần thưởng bằng token họ đang khai thác.

Một số dự án có cơ chế PoB yêu cầu các thợ đào burn cùng một loại token mà họ khai thác, và cũng có các dự án cho phép thợ đào burn các loại token khác. 

Các cơ chế Burn Token

Cơ chế cấp độ giao thức

Cơ chế này đề cập đến khi burn token đã được gắn vào DNA của dự án từ khi bắt đầu. Tương tự như một cơ chế Halving (cơ chế giảm một nửa) được thực hiện tại một block nhất định, việc burn token có thể được tự động thực hiện dựa trên cơ sở code của mạng.

Burn phí giao dịch

Việc burn token được thực hiện như một phần của chính sách kinh tế. Điều này có nghĩa là một phần phí giao dịch được sẽ được burn sau khi thực hiện thành công một giao dịch.

Quá trình Burn Token hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, sự kiện burn token xảy ra theo thứ tự sau:

  1. Một người giữ tiền mã hoá sẽ gọi tính năng burn token, xác nhận rằng họ muốn burn một lượng tiền được chỉ định nào đó.
  2. Sau đó, hợp đồng thông minh sẽ xác minh rằng người này có các đồng tiền trong ví của họ hay không và số lượng đồng tiền được chỉ định này phải hợp lệ. Cơ chế burn chỉ chấp nhận số tiền dương.
  3. Nếu người đó không có đủ tiền hoặc nếu số lượng chỉ định không hợp lệ (ví dụ: 0 hoặc -5), tính năng burn tiền sẽ không được thực thi.
  4. Nếu họ có đủ, thì lượng tiền mã hoá được chỉ định sẽ bị trừ khỏi ví đó. Tổng nguồn cung của đồng tiền sẽ được cập nhật sau đó và các các đồng tiền mã hoá sẽ bị đốt.

Nếu bạn sử dụng tính năng này để burn tiền của mình, số tiền của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn. Không thể khôi phục tiền sau khi chúng bị burn và nhờ công nghệ Blockchain, bằng chứng về việc burn có thể dễ dàng được xác minh trên blockchain explorer.

Ví dụ nổi bật nhất về Burn token có thể kể đến là BNB – đứa con tinh thần của CZ.

Ban đầu, BnB Chain đã trích ra lợi nhuận 20% dùng để buyback BnB và burn chúng. Sau đó, sàn đã đổi cơ chế burn của mình thành Auto-burn, được hoạt động như sau: Mỗi quý, BnB Chain sẽ tự động burn một lượng token BNB tính theo khối lượng giao dịch chứ không phải theo mô hình buyback and burn.

BnB chain đã thực hiện 19 lần burn với tổng cộng 1,839,786.26 BNB

Hay là dự án Metaverse Radio Caca (RACA) với cơ chế phát hành token Fair launch, đã burn tổng cộng gần 15% tổng cung và dự định sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Mục đích burn token của dự án nhằm giúp token giảm phát, gia tăng giá trị đồng RACA và tạo động lực nắm giữ trong dài hạn của các nhà đầu tư. Lượng token được burn đến từ phần token được phân bổ cho team Dev của dự án, doanh thu bán NFT,…

Sự kết hợp giữa cơ chế burn token cùng với trend Metaverse đã khiến cho RACA tăng trưởng vượt bậc vào cuối năm 2021.

Lợi ích của việc Burn Token

Tăng giá trị token

Khi lượng cung lưu hành trên thị trường giảm mà lượng cầu không đổi (cung < cầu), thì giá trị của token sẽ tăng lên. Do đó, burn token là chiến lược hiệu quả để giảm phát cho dự án nhằm tăng giá trị token lên.

Chúng ta đều biết tokenomics là phần quan trọng một dự án. Nếu dự án có tokenomics ban đầu chưa hợp lý sẽ khiến cho nguồn cung, cũng như áp lực bán mạnh. Như vậy, burn token sẽ giúp dự án và giá token ổn định. Thường burn coin diễn ra ở những dự án có mức lạm phát cao, lượng token phát hành theo thời gian gia tăng nhanh chóng, hoặc những dự án mở bán token bằng hình thức Fair Launch.

Đối với các nhà đầu tư, sau khi burn token sẽ làm giảm nguồn cung, từ đó giúp họ tăng được giá trị tài sản của mình.

Ngoài ra, còn có một mô hình burn token khá phổ biến là “Buyback and burn“, team phát triển dự án sẽ trích một phần lợi nhuận để buyback (mua lại) token của dự án mình và burn chúng. Mô hình này sẽ giúp cho token khan hiếm hơn, giá token tăng ổn định hơn về mặt dài hạn, hạn chế lạm phát và ổn định thanh khoản. Đây cũng là mô hình đang ngày càng được áp dụng rộng rãi cho các dự án Crypto.

Giảm nguy cơ bị tấn công 

Quá trình burn token cung cấp biện pháp bảo vệ để chống lại các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS), cũng như tắc nghẽn trên network do các giao dịch không cần thiết. Việc giảm khối lượng giao dịch không cần thiết sẽ giúp cho Blockchain có nhiều không gian hơn cho các giao dịch “lành mạnh” diễn ra. 

Loại bỏ token không bán được

Sau ICO, một số dự án sẽ dư token vì bán không hết, họ sẽ burn lượng token đó thay vì bán ra trên thị trường. Đây là hành động công bằng đối với những người tham gia ICO của dự án.

Rủi ro khi Burn Token

Burn token thường được gắn với việc làm tăng giá trị token, tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng chắc chắn token đó sẽ tăng giá. Trong thực tế, token lưu hành khá lỏng lẻo và khó để nhận biết được.

Với những hệ sinh thái và những dự án phát hành token có nguồn cung cố định, về lâu dài việc burn coin chưa chắc đã có lợi, đặc biệt là những quá trình burn thường xuyên và kéo dài. Bởi vì nguồn cung càng khan hiếm khiến cho gần như mục đích của việc hold token nhằm chờ đợi sự gia tăng về mặt giá trị. Điều này mô hình chung sẽ kéo theo nhiều hệ lụy sau:

  • Làm suy giảm khối lượng giao dịch, khiến những người cung cấp thanh khoản/ sàn giao dịch giảm lợi nhuận.
  • Gián tiếp làm hạn chế các trường hợp sử dụng của toke. Thay vì token được sử dụng làm phí cho dịch vụ của hệ sinh thái, giờ đây mục đích chính của các nhà đầu tư khi sở hữu cho mình token là để đầu cơ.
  • Việc nguồn cung khan hiếm và giá token ngày càng tăng sẽ vô tình gây khó khăn cho việc thu gom token để list lên các sàn giao dịch lớn.

Vì sao cần nghiên cứu về burn token trước khi đầu tư?

Có thể thấy, đối với một số dự án thì quá trình burn token rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến giá. Tuy nhiên một vài trường hợp thì nó lại không ảnh hưởng nhiều. Là một nhà đầu tư khi xuống tay rót vốn vào bất kỳ dự án nào thì burn coin vẫn là một yếu tố cần xem xét.

Lời kết

Burn coin là một giải pháp thông minh nếu được sử dụng đúng đắn, bởi vì nó giúp giải quyết các vấn đề cho tokenomics , đặc biệt là lạm phát.

Tuy vậy anh em cần lưu ý rằng burn token không phù hợp cho tất cả các mô hình tokenomics trong thị trường, hãy lưu ý là nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhé!

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment