Bitcoin “lên ngôi” khi lạm phát tăng cao

Consumer Price Index (CPI – Chỉ số giá tiêu dùng) của Hoa Kỳ trong tháng 10 đã được công bố với mức báo động đỏ khi chạm ngưỡng 6.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể nói, đây là chỉ số biểu hiện sự lạm phát đang tăng cao và đã đè nặng lên nhiều ngành nghề tại Hoa Kỳ. Và với sự gia tăng bùng nổ kể từ tháng 5/2020, thì đây là cột mốc đáng quan ngại nhất, bởi đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp CPI vượt trên 5%.

Nguồn: FRED

Phân tích rõ nét hơn vào Owners’ Equivalent Rent (OER – Giá thuê tương đương), chỉ số này đã tăng 3.1% và chiếm gần 24% trong các tính toán CPI. Theo đó, đây là một cơ sở quan trọng đã góp phần đẩy CPI tăng mạnh kể từ tháng 5 năm nay. 

Owners’ Equivalent Rent (OER) – được hiểu là giá chủ sở hữu thuê tương đương hoặc giá thuê tương đương. Nó được biết đến như số tiền thuê mà có thể cần phải nộp để thay thế một ngôi nhà hiện thuộc sở hữu như một tài sản cho thuê. Đây là một biện pháp thường được trích dẫn cung cấp một thước đo cho những thay đổi trong giá trị thị trường bất động sản. 

Nguồn: Redfin

Khi xem xét chi tiết về các dữ liệu đánh giá lạm phát cho thuê, chúng ta có thể tham khảo các số liệu được thu thập từ Redfin để phân tích. Trong đó, so với tháng 8/2020, giá thuê đã có sự tăng trưởng mạnh với 10.5%. Ngoài ra, chỉ số Zillow Observed Rent Index (ZORI – Chỉ số giá thuê Zillow) cũng biểu thị các mức tăng đáng kể là 8.5% và 9.1% tương ứng với tháng 8 cùng tháng 9/2020. Có thể thấy, OER hiện đang bị đẩy cao hơn so với thực tế khá nhiều.

Quay lại vào những năm 1970, khi ý nghĩa thực sự của hiện tượng lạm phát được các nước công nghiệp biết đến rộng rãi. Đây là giai đoạn nhiều nước trải qua thời kỳ lạm phát nghiêm trọng bao trùm toàn cầu. Trước tình hình này, các nhà đầu tư liên tục mua “Vàng” và dùng nó như một tài sản lưu trữ hữu hiệu, bởi lúc này vàng sở hữu mức tăng trưởng đến 2,300%. Và vô tình, loạt hành động trên lại trở thành phương án để họ vượt qua sức ép từ đợt khủng hoảng.

Song, ở hiện tại, Vàng lại khá yếu thế khi so sánh với những hạng mục đầu tư khác. Trong đó, Bitcoin (BTC) đang được đánh giá là phương án đáng chú ý nhất bởi nó đang sở hữu tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,000% so với Vàng. Chưa hết, giá trị BTC theo USD cũng đã tăng hơn 7,000% trong 5 năm và 300% ở năm vừa rồi.

Bên cạnh đó, có thể nói xu hướng đầu tư, tích trữ tài sản nên dựa trên một loại hình tài sản có mức lạm phát thấp nhất ứng với từng mốc thời điểm. Và chính vì lẽ này, đầu tư vào Bitcoin đang dần trở thành xu hướng phòng ngừa rủi ro lạm phát của rất nhiều công ty, tổ chức. Điều này cho thấy Bitcoin đang được rất nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ là một điểm sáng mới để xử lý nạn lạm phát toàn cầu. 

” Trong lịch sử, các giai đoạn nợ cao có liên quan đến tỷ lệ vỡ nợ hoặc tái cơ cấu nợ công lẫn nợ tư nhân ngày càng tăng. Trong đó, một số loại tái cơ cấu nợ sẽ mang hình thức “đàn áp tài chính”. Đàn áp tài chính bao gồm cho chính phủ vay trực tiếp bởi lượng tiền nhàn rỗi trong nước (chẳng hạn như quỹ hưu trí), giới hạn rõ ràng hoặc ngầm về lãi suất, quy định về chuyển động vốn xuyên biên giới và các kết nối giữa chính phủ và ngân hàng. Trong các thị trường tài chính được quản lý chặt chẽ của hệ thống Bretton Woods, một số hạn chế đã tạo điều kiện cho việc giảm thiểu tỷ lệ nợ công/GDP nhanh chóng (đã từng được áp dụng từ cuối những năm 1940 đến những năm 1970). Trong đó, lãi suất danh nghĩa thấp giúp giảm chi phí phục vụ nợ, trong khi tỷ lệ lãi suất thực đạt giá trị âm sẽ làm thanh lý hoặc xói mòn giá trị thực của nợ Chính phủ. Do đó, đàn áp tài chính là thành công nhất trong việc thanh lý các khoản nợ giúp lạm phát ổn định hơn”.

Theo Cơ quan Thanh lý Nợ Chính Phủ

Một thông tin bên lề khá thú vị chính là vấn đề lạm phát mà toàn cầu đang phải đối mặt lại là một điều đáng mừng cho một số đối tượng, đặc biệt với các người làm kinh tế đang có dư nợ. Nói rõ hơn về điều này, dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể:

Anh A đang mua một tài sản bất động sản và vay nợ ngân hàng với mức lãi suất cố định là 7%. Do đó, anh ta sẽ phải trả phần tiền nợ và lãi tương đương với mức lãi suất đã ký kết. Tuy nhiên, khi lạm phát càng cao thì anh A càng có lợi.

Lý do đầu tiên là lạm phát càng cao thì giá trị bất động sản của anh càng có giá trị lớn. Lý do thứ hai là khi lạm phát tăng cao (đạt mức 7% chẳng hạn) thì điều này sẽ cân bằng lại mức lãi suất vay và đem về lãi suất danh nghĩa là 0% cho anh A. Như vậy, mặc dù tổng số tiền anh ta phải trả cho ngân hàng là cao hơn do phải cộng thêm lãi vay 7%, nhưng thực tế thì ngân hàng sẽ không có lợi ở trường hợp này.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment