Những năm trở lại đây, Tokenomics dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà giao dịch có thể đánh giá một dự án tiền mã hóa và đưa ra quyết định đầu tư. Vậy Tokenomics là gì? Đâu là những yếu tố tạo nên một tokenomics? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tokenomics là gì?
Tokenomics là sự kết hợp giữa token (mã thông báo) và economics (kinh tế học). Nó thể hiện bản chất mô hình kinh tế học của các tài sản Crypto trong thế giới Blockchain.
Hiểu đơn giản, Tokenomics sẽ giúp chúng ta hiểu đội ngũ của dự án đó thiết kế token nhằm mục đích gì, số lượng bao nhiêu, phân bổ ra sao và vận hành như thế nào?
Tokenomics thường sẽ được thiết kế ở giai đoạn đầu của dự án và đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của dự án. Để một dự án hoạt động tốt, ngoài bản chất công nghệ cốt lõi của sản phẩm, đội ngũ của dự án còn phải quan tâm đến các yếu tố khác như thiết kế token, phân bổ tỉ lệ token, thời gian trả token,… sao cho hợp lý nhằm cân bằng lợi ích các bên.
Các yếu tố tạo nên Tokenomics
Token Supply (Nguồn cung token)
Nguồn cung sẽ là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi nhắc đến Tokenomics, bởi nó sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi như:
- Hiện có bao nhiêu token trên thị trường?
- Dự án có tất cả bao nhiêu token?
- Nguồn cung trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Ai sở hữu hầu hết nguồn cung? Khi nào họ có thể bán?
Để tìm đáp án cho những câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu rõ những chỉ số sau:
- Nguồn cung tối đa (Max Supply):
Max Supply là số lượng token tối đa mà dự án có thể cung cấp ra thị trường.
- Tổng nguồn cung (Total Supply):
Total Supply = Circulating Supply + Token đang bị lock – Số lượng Token đã burn.
Total Supply là khái niệm chỉ tổng số lượng token đã cung ra thị trường, bao gồm các token đã được tạo ra nhưng chưa được unlock, token đã được unlock, token đã bị xóa vĩnh viễn khỏi thị trường (thông qua quá trình burn).
- Nguồn cung lưu hành (Circulating Supply):
Circulating Supply = Total Supply – Số Token đang bị Lock – Số lượng Token đã burn
Circulating Supply là số lượng token thực tế đang lưu hành trên thị trường. Đây là số lượng token mà các nhà đầu tư có thể giao dịch ngay lập tức.
Tại sao cần quan tâm đến những con số này?
Những con số này sẽ giúp bạn:
- Nắm bắt được nguồn cung của thị trường trong hiện tại cũng như tương lai.
- Dự đoán trước phản ứng của thị trường.
Hãy tượng tượng, khi nguồn cung giảm 50%, cung nhỏ hơn cầu, khi đó token của nó có thể tăng mạnh giá trị. Ngược lại, đột nhiên 100 tỷ token cung cấp tràn lan ra thị trường dẫn đến cung dư thừa, token sẽ bị mất giá.
Thực tế, khi nhìn vào 4 đồng tiền mã hóa dưới đây, có thể thấy:
- Tất cả đều có MAX supply, ngoại trừ ETH.
- BTC có nguồn cung đang lưu hành nhiều nhất (khoảng 91%).
- BNB đứng thứ hai trong khi AVAX có nguồn cung lưu hành ít nhất.
Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn vào các chỉ số, ta có thể thấy:
- BTC: Chỉ còn 9% lượng coin chưa được cung ra thị trường (trong 118 năm nữa). Vậy trung bình mỗi năm sẽ chỉ cung 0.07% ra thị trường.
- AVAX: Đây có thể là một quả bom nổ chậm bởi 50% token (từ Total Supple) và 63% (từ Max Supply) vẫn chưa được tung ra thị trường.
- BNB: Có nguy cơ giảm phát 50% nếu tiêu hủy thêm 34%.
- ETH: “Dễ chịu” hơn với lạm phát chỉ khoảng 1-2% mỗi năm (mặc dù Max Supply vô hạn).
Như vậy, chỉ cần nhìn vào những con số này và đào sâu hơn vào một chút, bạn có thể dự đoán được nhận thức và kỳ vọng chung của thị trường. Thông qua đó điều chỉnh portfolio của mình dựa trên nguồn cung cấp hiện tại và tương lai.
Nguồn cung token được phân bổ như thế nào?
Nguồn cung dĩ nhiên rất quan trọng. Nhưng việc tìm ra ai là người đang sở hữu nó, khi nào họ có quyền bán ra cũng mang tính quyết định không kém. Điều này liên quan đến phân bổ, lịch trình phát hành và phần trăm phân phối.
Một số thành phần trong dự án sẽ được phân bổ token:
- Đội ngũ và cố vấn: đây là token được phân bổ cho các thành viên xây dựng dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ lo ngại giá dự án có thể bị chi phối nếu token của đội ngũ dự án nhận được quá nhiều. Do đó, thông thường con số 20-25% sẽ là con số thích hợp để đội ngũ duy trì động lực phát triển dự án.
- Quỹ dự trữ: Khoản này thường sẽ được phân bổ nhằm mục đích làm quỹ để phát triển dự án.
- Seed round/ private sale/ public sale: Là những vòng án token dánh cho các nhà đầu tư sớm với một mức giá ưu đãi hơn nhiều so với khi niêm yết lên các sàn giao dịch
- Airdrop: Là một trong các phương thức quảng bá để dự án có thể tiếp cận được với nhà đầu tư.
Những điều cần chú ý khi check phân bổ:
- Phân bổ token có hợp lý không?
- 100 holder hàng đầu sở hữu bao nhiêu token?
- Hành động của những holder ấy?
Bởi chỉ với 1 động thái xả hàng nhỏ của các holder ấy cũng có thể khiến giá trị của đồng coin/token đó ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lạm phát và nguồn cung
Bạn có thể chia các token thành 4 nhóm dựa trên lạm phát và vốn hóa nguồn cung.
- Lạm phát với nguồn cung giới hạn.
Ví dụ: Bitcoin. Với nguồn cung giới hạn 21 triệu và không ai có thể thay đổi sự thật đó. Bitcoin cũng là phần thưởng của thợ mỏ giảm một nửa sau mỗi bốn năm. Nguồn cung đổ vào thị trường ngày càng ít dần theo thời gian. Lượng Bitcoin đào được giảm dần. Đây là lý do tại sao nó được gọi là vàng kỹ thuật số.
- Lạm phát với nguồn cung không giới hạn.
Ví dụ: Dogecoin có 5 tỷ DOGE có thể tham gia thị trường hàng năm. Tỷ lệ lạm phát có thể sẽ giảm xuống (do cơ sở tăng trưởng). Nhưng máy in tiền không bao giờ dừng lại. Có một sự thật thú vị rằng mọi người trên trái đất có thể có 1 tỷ DOGE và vẫn còn thừa 125 tỷ trong nguồn cung.
- Giảm phát với nguồn cung giới hạn.
Ví dụ: Binance Coin (BNB) có giới hạn 200M token và dự kiến giảm xuống 100M với cơ chế burn.
- Giảm phát với nguồn cung không giới hạn:
Hiện không có token nào thuộc nhóm nay. Mặc dù Ethereum có kế hoạch giảm nguồn cung thông qua EIP-1559 (đốt phí) & đồng thuận Proof of Stake (block token). Tuy nhiên, hiện tại nó vẫn tạo ra 1-2% nguồn cung mỗi năm. Cho đến khi Merge hoàn thiện, ETH vẫn có thể là hàng xóm của Doge (hoặc USD).
MarketCap (Vốn hóa thị trường)
Market Cap (Vốn hoá thị trường) là vốn hoá của một dự án hay nói cách khác là tổng giá trị thị trường của các token đang lưu thông thực tế trên thị trường.
Market Cap = Giá token x Circulating Supply
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết về Fully Diluted Valuation (FDV) – vốn hoá được pha loãng hoàn toàn của một dự án.
Fully Diluted Valuation = Giá Token x Max Supply
Có thể nói, MC là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò xác định giá trị tài sản của một dự án bất kỳ. Chính vì thế, vốn hoá mới chính là yếu tố tác động đến tiềm năng trưởng của tài sản.
Tỷ lệ MC/FDV
Đây là một tỷ lệ đơn giản để đo lường lạm phát. Nó cho bạn biết lượng cung trong tương lai sẽ vượt nhu cầu thị trường hiện tại như thế nào.
MC/FDV = MarketCap / FullyDilutedValuation
- 0 < MC/FDV < 1: Lạm phát trong tương lai thấp. Hầu hết nguồn cung (tối đa) đã gia nhập thị trường. Khi đó, bạn có thể bớt lo lắng về việc giá trị đồng coin sẽ mất dần.
- MC/FDV < 0: Lạm phát cao trong tương lai. Một cú dump mạnh mẽ có thể sẽ xảy ra.
Token Release
Token Release hay hiểu đơn giản là Thời gian trả các token ra bên ngoài thị trường là yếu tố tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm đến.
Chúng ta cần chú ý 2 số liệu sau:
- Cliff: Thời gian cần trước khi phát hành token đầu tiên.
- Vesting: Số lượng token được mở khóa theo thời gian.
Thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư biết được giai đoạn nào thị trường sẽ có thể chịu một áp lực xả hàng lớn đến từ Seed round, private sale, public sale,…
- Thời gian trả dưới 1 năm: Tốc độ phát triển của dự án có thể sẽ không theo kịp số lượng token được cung ra thị trường.
- Thời gian trả trên 2 năm: Thời gian tương đối hợp lý để build được một dự án chỉnh chu ra cộng đồng.
- Thời gian trả trên 5 năm: Đôi khi tầm nhìn quá dài hạn không phải là điều tốt trong thị trường đầy bất ổn này.
Token Sale
Các dự án thường sẽ bán token dự án của mình như một hình thức huy động vốn đi kèm với thời gian unlock nhất định. Cần phải lưu ý rằng, thời gian unlock token không được quá ngắn và số lượng một lần unlock không quá nhiều để đảm bảo duy trì giá trị của token.
Còn một hình thức khác gọi là fair-launch. Tức là token sẽ được bán ra một cách công bằng mà không có sự ưu tiên cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Hình thức này có ưu và nhược điểm riêng:
- Ưu điểm: giảm tình trạng xả hàng chốt lời, khiến giá trị tụt dốc mạnh
- Nhược điểm: Dự án sẽ phải “tự lực cánh sinh” mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về marketing, truyền thông từ các quỹ đầu tư.
Các usecase của token
- Phí gas – Tiếp cận sử dụng dịch vụ
- Vote – Ảnh hưởng đến quyết định giao thức quan trọng
- Staking
- Farming
- Governance
- …
Lời kết
Có cung thì phải có cầu. Vì thế, trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào, hãy đặt cho mình những câu hỏi như: Tại sao mọi người lại mua token này? Tokenomics của dự án được phát triển như thế nào? Các chính sách của nhà phát triển dự án có đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư khác yên tâm nắm giữ lâu dài? …
Tuy nhiên, Tokenomics chỉ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá về 1 dự án. Vì vậy, anh em cũng cần phải chú ý đến các tin tức, FUD,… xung quanh dự án. Bởi với một thị trường đầy biến động như Crypto thì tin tức trở thành 1 trong những lời cảnh báo quan trọng nhất.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu đầu tư.
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.