Các sàn DEX hiện nay thường chỉ thực hiện các giao dịch token trên 1 mạng lưới blockchain thay vì cross-chain. Điều này khiến cho khả năng tương tác của tiền mã hóa còn gặp hạn chế. Ngoài ra, việc thiếu tính thanh khoản cũng là lý do chính khiến thị trường tiền mã hoá thường xảy những biến động mạnh và ngăn cản các đồng tiền như Bitcoin trở thành đồng tiền giao dịch trên toàn cầu.
THORChain được ra đời nhằm giải quyết các vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về dự án này.
THORChain là gì?
Được xây dựng trên Tendermint & Cosmos-SDK, THORChain là một giao thức thanh khoản cross-chain (chuỗi chéo) cho phép swap (hoán đổi) tài sản kỹ thuật số ngay lập tức trong các pool thanh khoản phi tập trung. Các tài sản này sẽ được swap theo cách “permissionless” (không cần sự cấp phép), nghĩa là không cần “permission” (cấp phép) từ một công ty hoặc tổ chức nào.
THORChain cũng cung cấp các tính năng swap tức thì, các dịch vụ borrowing, lending hay các dịch vụ thanh toán khác. Tuy nhiên, không giống như các sàn giao dịch phi tập trung khác, nền tảng này có thể được sử dụng trên bất kỳ blockchain nào, với bất kỳ tài sản nào.
Thuật toán đồng thuận được THORChain sử dụng là Proof-of-Stake (PoS), với các Validator Network (trình xác thực mạng) đều lock token RUNE của họ.
THORChain giải quyết vấn đề gì?
Tính thanh khoản kém trên các sàn DEX
Bởi vì tính thanh khoản kém, dẫn đến mất nhiều thời gian giao dịch. Từ đó, trải nghiệm người dùng hiện tại của DEX không có hiệu quả cao để cạnh tranh với các sàn giao dịch tập trung.
Dễ dàng thực hiện các giao dịch cross-chain
Giao dịch cross-chain có thể được sử dụng trên bất kỳ blockchain nào với bất kỳ loại tài sản nào. Đây là điều mà các sàn giao dịch phi tập trung hiện nay chưa có.
Khả năng mở rộng
Hiện tại, rất khó để thực hiện các giao dịch đa blockchain một cách hiệu quả và theo cách có thể mở rộng.
Giải pháp của THORChain
Không chỉ là một giao thức đơn lẻ. THORChain đã tạo ra hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề trên. Hệ sinh thái đó bao gồm:
- Thorchain: giao thức thanh khoản phi tập trung xây dựng trên layer 1.
- Yggdrasil Protocol: cầu nối cross-chain nhanh và an toàn cho THORChain bởi thuật toán Sharding.
- Flash Network: Mạng thanh toán Layer 2 cho phép trao đổi tài sản giữa các cross network, nó bao gồm các Liquidity Hub.
- ÆSIR Protocol: Bộ giao thức quản lý cho THORChain.
- Asgardex: Bộ giao diện thanh khoản nhanh và an toàn cho THORChain, nó hỗ trợ đa chuỗi và đa token.
- BIFRÖST Protocol: Một giao thức cross-chain tạo điều kiện kết nối giữa các blockchain khác nhau, tăng khả năng tương tác.
Cách thức hoạt động của THORChain
Về cơ bản, THORChain là một giao thức thanh khoản tức thì. Vì thế giao thức đã áp dụng một số cải tiến mới để xây dựng mạng lưới blockchain dành riêng cho ứng dụng, mà các ứng dụng này được thiết lập để làm tiêu chuẩn cho tài chính phi tập trung cross-chain. Cách thức hoạt động của hệ thống có một số điểm cơ bản:
- Có một Payment Reserve (khoản dự trữ thanh toán) cho mọi block có node và Liquidity provider (LP – nhà cung cấp thanh khoản).
- Sử dụng Incentive Pendulum để đảm bảo độ an toàn.
- Có sự quản lý tại chỗ để giảm thiểu sự gián đoạn đối với chuỗi, đồng thời cho phép nâng cấp có trật tự.
- Tạo ra các Continuous Liquidity Pools (CPL – các Pool thanh khoản liên tục) làm cơ sở để trao đổi tài sản.
- Cho phép hệ thống nhận được giá của mọi tài sản trong hệ thống của nó
- Tính phí để tối đa hóa doanh thu hệ thống
- Sử dụng Swap-Queue để sắp xếp và xử lý các giao dịch swap.
Với các đặc điểm như trên, Các CPL sẽ chứa các tài sản tiền mã hóa cho phép swap ngay lập tức tất cả các tài sản này với nhau. Để khuyến khích các bên khác stake tài sản vào Pool này, THORChain sẽ cung cấp các Incentives cho các staker như fee. Các staker có thể linh hoạt nạp và rút tài sản của họ.
Điểm nổi bật của THORChain
Bằng cách sử dụng giao thức bắc cầu chain-agnostic trong toàn bộ hệ sinh thái, THORChain có thể hỗ trợ mọi tài sản crypto hiện có.
Vì hỗ trợ mọi loại tài sản, THORChain cũng giải quyết vấn đề thanh khoản của toàn thị trường bằng cách hỗ trợ swap bất kì loại tiền mã hóa nào. Điều này làm cho THORChain khác với các đối thủ khác như Uniswap hay Bancor, chỉ hỗ trợ một số chain (chuỗi) nhất định.
Ngoài ra, giao thức chain-agnostic cho phép giải quyết các vấn đề về thanh khoản mà không cần dựa vào bất kì bên thứ ba nào khác như các sàn giao dịch tập trung.
Token RUNE là gì?
Thông token về token RUNE
- Tên token: RUNE
- Ticker: RUNE
- Blockchain: THORChain
- Tiêu chuẩn token: BEP-2
- Loại token: Utility (tiện ích), Governance (quản trị)
- Tổng nguồn cung: 500,000,000 RUNE
- Nguồn cung lưu hành: 300,75,084 RUNE
- Hợp đồng: bnb1e4q8whcufp6d72w8nwmpuhxd96r4n0fstegyuy
Phân bổ token RUNE
Token RUNE được phân bổ như sau:
- Liquidity Emission: 50%
- Operational Reserve: 13%
- Marketing: 12%
- Founder và Ban cố vấn: 10%
- Private Sales: 6%
- Pre-sale: 7%
- IDO: 2%
Lịch trình phân bổ token RUNE
Token RUNE được dùng để làm gì?
- Cung cấp thanh khoản: Mỗi Pool đều có RUNE làm cầu nối.
- Bảo mật mạng lưới.
- Quản trị dự án.
- Làm phí giao dịch, phí bridge, phí liquidity trong mạng lưới.
- Trả phí cho holder RUNE trong các liquidity pool ở Layer 1 và liquidity hubs ở Layer 2.
- Trả thưởng theo Block cho Liquidity Provider và Validator.
Cách kiếm và sở hữu token RUNE
Có 2 cách để các nhà đầu tư sở hữu được token RUNE:
- Mua RUNE trên các sàn giao dịch như THORChain, Binance, MEXC Global,…
- Trở thành Validator, tham gia stake RUNE để nhận phần thưởng RUNE.
Ví lưu trữ token RUNE
Mọi người có thể lưu trữ RUNE trên các ví sàn CEX, ví THORChain hoặc ví cá nhân Trust Wallet, XDeFi Wallet.
Lộ trình
Đã thực hiện | Sắp thực hiện |
– Ra mắt Chaosnet – Swap BTC, ETH, ERC20, BNB, LTC,… – Việc bảo mật được giới hạn khi chức năng của giao thức được xác minh. | – Triển khai Mainet vào Q1/2022 – Không giới hạn staking |
Trong tương lai, THORChain đang hướng tới việc triển khai rộng rãi mạng lưới thanh toán, cho phép thanh toán tiền mã hóa giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Bản thân THORChain là một dự án phi tập trung, do đó nó không có CEO và người sáng lập. “Đội ngũ dự án THORChain” nhắc đến 2 đối tượng:
Project Custodian (người giám sát dự án)
Các cá nhân là một phần của việc khởi động dự án, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động ngân quỹ & điều phối để đạt được tầm nhìn của dự án.
Thành viên cộng đồng
Những người đã trở thành người đóng góp cho dự án trong thời gian qua; những người đã bắt đầu lãnh đạo và xây dựng các yếu tố khác nhau của THORChain.
Nhà đầu tư
Không có quá nhiều thông tin về các nhà đầu tư của THORChain. Tuy nhiên, vào 24/2/2021, Multicoin tuyên bố rằng đã mua một lượng lớn RUNE.
Đối tác
Đang cập nhật…
Lời kết
Ra đời vào khoảng năm 2018, THORChain là một trong số những blockchain lâu đời trên Cosmos. Qua nhiều năm phát triển, THORChain đang ngày càng chứng minh được tầm nhìn của mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về giao thức cross-chain phi tập trung này.
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.