Nếu ở hệ thống tài chính tập trung trước đây dựa vào các số liệu và lịch sử tín dụng để quyết định một người có đáng tin cậy để có thể nhận khoản vay hay không. Tuy nhiên, ở đây mọi người không quan tâm đến lịch sử tín dụng của bạn, vì ở đây có sự rõ ràng và minh bạch về tỷ lệ vay và hoàn trả.
Các khoản vay tiền mã hóa là gì?
Crypto Loan (khoản vay tiền mã hóa) – giống như khoản vay dựa trên chứng khoán, chẳng hạn như khoản vay mua ô tô hoặc thế chấp, sử dụng tiền kỹ thuật số cá nhân của bạn làm tài sản thế chấp khi vay tiền. Trước khi bạn hoàn trả khoản tiền đã vay, tài sản kỹ thuật số của bạn sẽ bị hạn chế giao dịch
Có nhiều lợi ích có thể kể đến khi sử dụng Crypto Lending (cho vay tiền mã hóa), chẳng hạn như: Lãi suất thấp, không kiểm tra tín dụng để biết được nguồn tài chính hiện tại. Việc cấp vốn thông qua các khoản cho vay tiền mã hóa được so sánh rất nhiều với các khoản vay dựa trên bảo mật. Lãi suất thường là một yếu tố cản trở khi cân nhắc vay một khoản tập trung hoặc sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện một khoản mua sắm quan trọng.
Theo Cục Dự trữ Liên bang, lãi suất trung bình của thẻ tín dụng trong quý I của năm 2021 là 15.91%. Thông thường, điểm tín dụng của bạn được dùng để xác định lãi suất áp dụng cho các khoản vay.
Tuy nhiên, khi sử dụng các nền tảng cho vay tiền mã hóa, tỷ lệ vay thường là những chữ số đơn lẻ, bất kể điểm tín dụng hoặc tình hình cho vay trong quá khứ. Ví dụ: Tỷ lệ vay trung bình của Bitcoin (BTC) là khoảng 5% vào tháng 8/2021.
Các nền tảng cho vay tiền mã hóa thường xử lý yêu cầu vay của bạn trong cùng một ngày, thay vì quy trình từng bước dài tại ngân hàng để đảm bảo cho vay truyền thống.
Binance – Nền tảng vay tiền mã hóa tốt nhất
Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, không chỉ cho phép bạn mua và bán tài sản ảo trong vài giây mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính và stake tiền mã hóa của bạn.
Trong vài tháng qua, Binance đã thực hiện những cải tiến lớn đối với hệ thống hỗ trợ khách hàng của mình. Hiện tại, cơ sở người dùng tích cực của Binance đã tăng gấp 10 lần, với mối tương quan tích cực trong các yêu cầu hỗ trợ của khách hàng. Cải tiến này được thực hiện bằng cách tạo ra dịch vụ hỗ trợ khách hàng nội bộ, cho phép Binance theo dõi chính xác kết quả hỗ trợ dựa trên hiệu suất của nhóm và chỉ định các đại lý hỗ trợ bạn dựa trên chuyên môn của họ trong Binance và hệ sinh thái cho vay tiền mã hóa rộng lớn hơn.
Hướng dẫn vay và trả các khoản vay tiền mã hóa trên Binance
Vay tiền mã hóa trên Binance
Bước 1: Đăng nhập vào Binance, click chọn “Finance”, sau đó là chọn “Crypto Loans”.
Bước 2: Chọn tài sản bạn muốn vay, tài sản thế chấp và thời hạn cho vay. Sau khi tất cả thông tin của bạn đã được xác nhận, click chọn “Star Borrowing Now”.
Bước 3: Sau khi kiểm tra lại các thông tin trên, click vào “Confirm”.
Tài khoản thế chấp sẽ được xóa khỏi Spot. Bạn có thể rút stablecoin của mình về tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn chọn. Lãi suất được tính theo giờ và khoản vay có thể được hoàn trả bất cứ lúc nào.
Trả các khoản vay tiền mã hóa trên Binance
Bước 1: Để thanh toán khoản vay tiền mã hóa của bạn, click vào “Ongoing Order” sau đó click “Repay” để hoàn trả lãi suất của khoản vay trước, sau đó đến tiền gốc.
Bước 2: Nhập số tiền hoàn trả theo cách thủ công hoặc chọn tỷ lệ hoàn trả.
Bước 3: Sau khi xem xét và kiểm tra kỹ các chi tiết, click vào “Confirm Repayment” để tất toán khoản vay.
Bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận sau khi hoàn tất quá trình hoàn trả.
Phí giao dịch cho các khoản vay là gì?
Bằng cách gửi hoặc đảm bảo một số tiền mã hóa thế chấp trong tài khoản giao dịch của mình, bạn có thể vay USDT hoặc BUSD thông qua nền tảng Binance Loans. Sau đó, những stablecoin này được xóa khỏi tài khoản của bạn và sử dụng theo ý bạn muốn.
Số tiền bạn có thể vay sẽ dựa trên tỷ lệ LTV (Loan to Value – Khoản vay dựa trên giá trị). Lấy giá trị khoản vay mong muốn chia cho giá trị tài sản thế chấp thì bạn sẽ xác định số tiền có thể vay và các khoản vay được cố định ở mức 65% LTV. Tiền lãi sẽ được tính theo giờ và khoản vay có thể được hoàn trả bất cứ lúc nào.
Tính khả thi của các khoản vay không thế chấp
Kể từ năm 2019, tiện ích Binance Margin đã được kích hoạt trên nền tảng giao dịch Binance. Với Binance Margin, Binance, sẽ cho phép bạn khuếch đại lợi nhuận của mình trên các giao dịch thành công, nhưng điều này cũng đi kèm với chi phí thua lỗ nhân lên.
Trái ngược với Binance Loans, sử dụng Margin cho phép bạn sử dụng giá trị tiền mã hóa ban đầu của mình trong giao dịch, thay vì làm tài sản thế chấp để truy cập vào các quỹ bổ sung. Để tránh “Margin call” (lệnh dừng ký quỹ) hoặc buộc phải thanh lý tài sản để trang trải khoản đầu tư của người cho vay, giao dịch của bạn phải giữ lại giá trị không thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu của bạn cho giao dịch Margin. Điều này thường được thực hiện trong các thị trường có độ biến động thấp để ngăn chặn các lệnh dừng ký quỹ xảy ra bất ngờ.
Các nền tảng cho vay tiền mã hóa tương tự Binance
Trong khi Binance có nhiều lợi ích đối với các chương trình cho vay và margin, các nền tảng khác cũng có sẵn để thu hút các khoản vay tiền mã hóa cho các nhu cầu ngắn hạn hoặc dài hạn.
Đối với những người ở Hoa Kỳ không thể truy cập Binance hoặc thích một giải pháp thay thế cho Binance.US thì Coinbase cũng là một nền tảng đáng tin cậy để truy cập các dịch vụ cho vay tiền mã hóa.
Coinbase được tạo ra vào năm 2012 để trở thành một lựa chọn thân thiện với người dùng cho các nhà giao dịch lần đầu và trung gian. Có trụ sở tại Hoa Kỳ, nó nhấn mạnh việc tuân thủ các quy định và tính minh bạch của ngân hàng.
Nếu bạn muốn một dịch vụ cho vay phi ngân hàng, cung cấp lãi suất cạnh tranh cho tài khoản tiết kiệm thì bạn cũng có thể xem xét DeFiRate. So sánh các dịch vụ cho vay của các giao thức DeFi khác nhau, giúp bạn xác định lãi suất hàng tháng tốt nhất để gửi tiền mã hóa của bạn trong các tài khoản dài hạn.
Lời kết
Các dịch vụ cho vay tiền mã hóa có nhiều lợi thế so với các dịch vụ cho vay tài chính tập trung, bao gồm: Khả năng tiếp cận, tính minh bạch hoặc dễ sử dụng. Ngày càng có nhiều dịch vụ và nền tảng cho vay được cung cấp bởi DeFi ra mắt thì cho vay tiền mã hóa ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hãy tìm hiểu kỹ càng các rủi ro thanh lý trước khi sử dụng những nền tảng này nhé!
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.