Vào ngày 15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát đi nhiều tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo thời đại dịch Covid-19 của ngân hàng trung ương này đang bắt đầu khép lại. Từ siêu nới lỏng, chính sách của FED sẽ chuyển sang thắt lại để chống sự leo thang chóng mặt của giá cả.
Hoạt động mua tài sản hiện sẽ giảm 30 tỷ USD mỗi tháng và có khả năng kết thúc vào tháng 3/2022. Cục Dự trữ Liên bang cho biết họ sẽ có tới ba đợt tăng lãi suất vào năm 2022, do ngân hàng trung ương phải đối mặt với sự gia tăng lạm phát gần đây. Chủ tịch FED, Jerome Powell cho biết, các diễn biến và thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ mang lại sự hỗ trợ phù hợp cho nền kinh tế.
Chủ tịch FED – Jerome Powell, gợi ý rằng cơ quan chính phủ nên xem xét theo dõi sự phát triển trong không gian tiền mã hóa, nhưng ông không coi loại tiền tệ này là mối quan tâm về ổn định tài chính đối với thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, ông lưu ý stablecoin có tính rủi ro và đầu cơ cao, tuy nhiên chúng cũng có rất nhiều lợi ích tiềm năng nếu như được quản lý một cách chặt chẽ.
Những bình luận của Jerome ngay lập tức đã đem đến làn sóng lạc quan mới cho cộng đồng tiền mã hóa. Đây là một tín hiệu ngắn hạn thuận lợi cho thị trường. Chúng ta sẽ thấy chính sách thắt chặt tiền tệ thực sự bắt đầu có hiệu lực trên thị trường nếu các đợt tăng lãi suất xảy ra vào tháng 3.
Có vẻ như thị trường tài chính Mỹ đã khá đồng tình với quan điểm này của FED. Bằng chứng là ngay sau khi quyết định được công bố, thị trường chứng khoán và cả Bitcoin đều đã khởi sắc nhẹ, sau nhiều ngày chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, Bitcoin đã leo từ khoảng $47,000 lên hơn $49,000 và Ethereum cũng tăng từ mức $3,810 lên $3,985.
Theo lập luận của một số nhà phân tích, việc thị trường tiền mẫ hóa tăng giá có thể đến từ tâm lý thiếu tin tưởng vào chính sách tiền tệ của FED và cách tổ chức kiểm soát lạm phát trong thời gian qua. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã xem Bitcoin như một hàng rào chống lạm phát hiệu quả dẫn đến sự gia tăng trong giá trị của đồng tiền mã hóa hàng đầu.
Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi
—
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.