Rủi ro dự trữ và niềm tin của các HODLer

Reserve Risk (Rủi ro dự trữ) là tỷ lệ giữa giá hiện tại của Bitcoin và niềm tin của những holder dài hạn.

Reserve risk is a ratio between the current price of bitcoin and the conviction of long-term holders.
Nguồn: Glassnode

Rủi ro dự trữ là một thước đo do Hans Hauge sáng lập và là một chỉ báo thị trường theo chu kỳ nhằm mục đích định lượng rủi ro/ phần thưởng khi phân bổ vào bitcoin dựa trên niềm tin của những holder dài hạn. Hiểu đơn giản, rủi ro dự trữ là tỷ lệ giữa giá hiện tại của bitcoin và niềm tin của những holder dài hạn. Trong đó:

  • Giá hiện tại có thể được coi là động lực để bán.
  • Niềm tin của những holder/ investor dài hạn có thể được định lượng như chi phí cơ hội của việc không bán.

Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa này với một đoạn trích từ Glassnode

“Các nguyên tắc chung làm nền tảng cho Rủi ro dự trữ như sau:

  • Mỗi coin không được sử dụng sẽ tích lũy coin-day để định lượng thời gian nó đã không hoạt động. Đây là công cụ để đo lường lòng tin của những strong HODLer (HODLer mạnh tay).
  • Khi giá tăng lên, động cơ để bán và thực hiện những lợi nhuận này cũng tăng lên. Do đó, chúng ta thường thấy các HODLer bán coin của họ khi thị trường tăng trưởng.
  • Những strong HODLer thường sẽ chống lại sự cám dỗ bán và hành động tập thể này tạo nên ‘chi phí cơ hội‘. Hàng ngày, khi HODLers chủ động quyết định KHÔNG bán sẽ làm tăng ‘chi phí cơ hội‘ tích lũy chưa chi tiêu (được gọi là HODL bank).
  • Rủi ro dự trữ sẽ lấy tỷ lệ giữa giá hiện tại (khuyến khích bán) và ‘chi phí cơ hội’ tích lũy (HODL bank). Nói cách khác, Rủi ro dự trữ so sánh động cơ bán với sức mạnh của những HODLer đã chống lại sự cám dỗ. “

Rủi ro dự trữ thấp khi lòng tin HODLer cao (chi phí cơ hội chưa sử dụng cao và ngày càng tăng) và giá thấp.

Rủi ro dự trữ cao khi niềm tin của HODLer thấp (chi phí cơ hội chưa sử dụng thấp) và giá cao.

Công thức tính rủi ro dự trữ

Reserve risk is a ratio between the current price of bitcoin and the conviction of long-term holders.

Rủi ro dự trữ được định nghĩa là “giá” chia cho “HODL bank“.

Vậy HODL bank là gì và nó cung cấp tín hiệu gì?

Như đã nêu ở trên, rủi ro dự trữ là tỷ số giữa động cơ bán và chi phí cơ hội của việc không bán. Vì thế HODL bank là định lượng của chi phí cơ hội của việc không bán” này.

Coin Days Destroyed – CDD

Coin Days Destroyed – CDD là một chỉ số đo lường số ngày mà một đồng coin chưa được sử dụng trước khi giao dịch (transaction). Mỗi ngày mà đồng coin vẫn chưa bị dùng đến, nó sẽ tích lũy một “coin day”. Sau đó, số “coin day” tích lũy này bị “destroyed” (phá hủy) khi đồng coin được sử dụng.

Do đó, giá trị CDD là tổng số ngày đồng coin bị phá hủy trong một ngày cụ thể.

  • Số ngày tuổi thọ bị phá hủy lớn, chứng tỏ những “strong HODLer” đã hết kiên nhẫn. Chấp nhận giao dịch đi số BTC họ đã mua “từ lâu”. Nguồn cung từ đó sẽ được kích hoạt và phân phối lại để đưa vào lưu thông. Thế nên, nó sẽ là “dấu hiệu” của sụt giá.
  • Số ngày tuổi thọ bị phá hủy nhỏ, chứng tỏ người ta không kỳ vọng gì nhiều để mà HODL lâu dài nữa. Nên mua được vài bữa thì bán đi. Hoặc ở góc nhìn “cá mập” gom hàng, thì chấp nhận mua hết mọi BTC đang được các traders nhỏ lẻ bán ra sớm.

Về cơ bản, với sự minh bạch hoàn toàn của Bitcoin blockchain, người ta có thể thấy mỗi coin đã được giữ và/ hoặc sử dụng trong bao nhiêu ngày. Khi có một số lượng lớn CDD vào một ngày cụ thể, nó cho thấy những đồng coin cũ đang được sử dụng/ đổi chủ. Hơn nữa, nếu chúng ta chia CDD cho nguồn cung lưu thông, chúng ta có thể chuẩn hóa số liệu cho nguồn cung luân chuyển ngày càng tăng theo thời gian.

Reserve risk is a ratio between the current price of bitcoin and the conviction of long-term holders.

Mặc dù chỉ số độc lập của CDD được điều chỉnh theo nguồn cung cấp, nên nó sẽ không cung cấp nhiều tín hiệu (nếu có). Nhưng CDD đóng vai trò là đầu vào quan trọng cho các dữ liệu của rủi ro dự trữ.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment