Tại sao Play-to-Earn (P2E) có thể thay đổi toàn bộ nền công nghiệp Game

Với đại dịch COVID, ngành công nghiệp Gaming đã chứng kiến sự bùng nổ cực lớn khi đạt được doanh thu 180 tỷ USD trong năm 2021. Bên cạnh thành tích được ghi nhận, vẫn tồn tại những thách thức mà thị trường Gaming phải đối diện. Trong đó, các game truyền thống với mô hình pay-to-play, free-to-play đang từng ngày rơi vào tình trạng dần bão hòa. Để tạo ra một luồng gió mới cho thị trường Gaming, các trò chơi blockchain với các tính năng play-to-earn NFT (P2E – chơi để kiếm tiền) đã được nhiều nhà phát hành game ra mắt.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn khám phá nguyên nhân tại sao làn sóng P2E NFT có thể thay đổi cục diện sắp tới.

Thách thực hiện tại trong ngành công nghiệp Game

Trước đó, các mô hình kinh doanh truyền thống của trò chơi như pay-to-play (trả tiền để chơi), free-to-play (chơi miễn phí), season pass và downloadable (DLC – nội dung có thể tải xuống) đã trở nên phổ biến rộng rãi và thành công. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đi kèm với sự đánh đổi.

Mô hình truyền thống: Pay-to-Play và DLC

Pay-to-earn là mô hình mang lại trải nghiệm chơi game sống động cho người tham gia. Tuy nhiên có một số khó khăn đối với game thủ, vì họ phải chi ra một số tiền nhất định mới có thể tham gia trò chơi, có thể mua game hoặc đầu tư các công cụ, máy móc hay PC đắt tiền để game chạy một cách trơn tru hơn.

Các nhà phát hành trò chơi hiện thường xuyên phát hành DLC hoặc season pass. Đây là những gói nội dung bán kèm. Khi mua gói Season pass, đồng nghĩa với việc người chơi có thể tải xuống tất cả bản DLC của hiện tại và trong tương lai trong một game với một mức phí duy nhất. 

Khi game được khởi chạy, season pass hoặc DLC này có thể bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhân vật và vật phẩm hơn. Vấn đề ở đây là một số studio đã lợi dụng điều này để sản xuất các sản phẩm phụ khi ra mắt và cố gắng sửa chữa chúng qua các phiên bản khác nhau. Một số nội dung thậm chí còn bị khóa sau khi phát hành DLC hoặc season pass, nghĩa là người phải trả nhiều hơn để có được trải nghiệm chơi game đầy đủ.

Mô hình Free-to-Play và Microtransaction

Các tựa game free-to-play như Liên minh huyền thoại hay Fortnite gần đây đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là với các thể loại mobile game, vì người chơi hoàn toàn nhận được game miễn phí. Vì không tính phí chơi, các studio (nhà phát hành) sẽ kiếm tiền từ quảng cáo và microtransaction. Trong đó, microtransaction là một mô hình kinh doanh giao dịch nhỏ dùng để mua vật phẩm ảo trong game, hay còn được gọi là giao dịch vi mô.

Tất nhiên, với cách kiếm tiền này của nhà phát hành, người chơi sẽ cảm thấy khó chịu khi thấy quảng cáo luôn bật lên sau mỗi 10 giây. Để khuyến khích người chơi chi tiền, một số hãng game chuyển sự cân bằng của lối chơi sang các tính năng trong các vật phẩm sau giao dịch vi mô, chẳng hạn như các vật phẩm có chỉ số tốt hơn. Đây được gọi là “pay-to-win”. Điều này gây khó chịu cho những game thủ không muốn hoặc không đủ khả năng chi tiêu số tiền cho việc nâng cấp nhân vật trong game nhanh hơn. Đó là lý do tại sao các trò chơi như Starcraft và Liên minh huyền thoại đã trở thành trụ cột của ngành eSports, bởi vì nó thực sự là game thiên về kỹ năng. Những ai có kỹ năng và chiến thuật đánh tốt sẽ là người chiến thắng.

Game thủ xây dựng sự nghiệp trong ngành

Cho đến hiện tại, rất hiếm có game thủ giỏi xem việc chơi game là sự nghiệp bền vững của mình. Nếu bạn thực sự giỏi một trò chơi, bạn có thể trở thành một chuyên gia tham gia đấu giải hoặc làm huấn luyện viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ giỏi để trở thành game thủ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó sự nghiệp của một tuyển thủ chuyên nghiệp thường khá ngắn.

Người chơi cũng có thể cân nhắc việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng như YouTube, Bilibili hoặc Twitch, kiếm doanh thu từ đó hoặc nhận các hợp đồng tài trợ. Nhưng điều này đòi hỏi game thủ không được giới hạn ở 1 thể loại game, còn phải liên tục tạo nhiều content sáng tạo thu hút người xem.

Ngoài các yếu tố trên, game thủ ngày nay về cơ bản vẫn phụ thuộc vào các nhà phát hành game. Mặc dù đã chi tiền để mua skin, nhân vật và vật phẩm trong game, nhưng tất cả những thứ này đều do nhà phát hành trò chơi duy trì và họ có thể dễ dàng lấy lại hoặc thậm chí cấm/ đóng tài khoản của người chơi.

Game Play-to-earn NFT là gì?

Với những hạn chế ở trên, play-to-earn xuất hiện như một giải pháp cho cả người chơi và nhà phát hành. Mô hình này bổ sung một khía cạnh khác cho trò chơi điện tử, thay đổi trọng tâm từ trả trước rồi chơi sang chơi để nhận. Tiền nhận được trong game này cụ thể là tiền mã hóa.

Non-fungible token (NFT – token không thể thay thế) là token kỹ thuật số độc nhất vô nhị. Chúng đại diện cho quyền sở hữu các mục Internet như nghệ thuật, âm nhạc, meme. Trong bối cảnh trò chơi, nhân vật, skin, vũ khí và các vật phẩm khác trong trò chơi có thể là NFT.

Vì vậy, các game play-to-earn NFT cho phép người dùng kiếm tiền từ việc chơi trong khi hoàn toàn sở hữu nhân vật và vật phẩm trong trò chơi của riêng họ.

Bạn có thể tham khảo bài viết Tương lai của Non-fungible Token (NFT) để hiểu hơn về tiềm năng mà token này mang lại.

Tiềm năng Game P2E NFT 

Mô hình P2E giải quyết một số vấn đề tồn tại với trò chơi truyền thống, vì bản thân các game này thường “miễn phí” và người chơi cần phải tự trải nghiệm mới có cơ hội nhận được tiền. Hiểu rõ game và chiến thuật chơi tốt, bạn càng kiếm được nhiều tiền mã hóa hơn để chi tiêu cho việc nâng cấp nhân vật của mình. Có một điều chắc chắn trong game P2E sẽ có những whale (cá voi) tham gia, nhưng ở đây là sự cạnh tranh bằng cách sử dụng tiền mã hóa mà bạn kiếm được thông qua việc thực sự trải nghiệm trò chơi.

Các game P2E cung cấp cho người chơi một giải pháp mới để kiếm thêm thu nhập nếu họ không muốn trở thành một game thủ hoặc streamer eSports. Người tham gia có thể cần phải đầu tư ban đầu, nhưng chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn nếu họ thực sự trải nghiệm và chơi game liên tục. Điều này đặc biệt mạnh mẽ ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi lợi nhuận từ trò chơi P2E vượt xa mức lương tối thiểu. Nhắc đến game P2E, Axie Infinity chắc chắn là cái tên đầu tiên tiên phong cho mô hình. Có một chàng trai 22 tuổi đến từ Philippines đã mua được hai căn nhà nhờ thu thập từ game này khi bắt đầu chơi từ năm 2020.

Bên cạnh đó, NFTs cũng giải quyết vấn đề quyền sở hữu. Hầu hết các game P2E hoàn toàn phi tập trung, vì vậy không ai có thể đóng tài khoản của bạn. Trong game, người chơi có thể giao dịch, bán hoặc thậm chí cho người chơi khác mượn nhân vật của mình để đổi lấy tiền mã hóa. Điều này làm cho tiền điện tử trong trò chơi trở nên vô cùng có giá trị vì nó được sử dụng cho mọi giao dịch. Phần tốt nhất là, người chơi có thể trực tiếp bán tiền mã hóa trong trò chơi để lấy fiat (tiền mặt), trở thành một nguồn thu nhập khác cũng từ các game P2E.

Điều gì cần xảy ra để game P2E NFT trở thành xu hướng?

Game theo mô hình P2E vẫn còn một số hạn chế, do đó cần có thời gian để phát triển.

Rõ ràng nhất là khó khăn trong việc thiết lập. Tạo profile cho game P2E rất dễ dàng, nhưng quá trình thiết lập ví tiền mã hóa cho người chơi là một khó khăn. Người chơi có thể cần phải mua một số ETH hoặc một nhân vật trong game để bắt đầu chơi. Khi thực hiện một giao dịch sẽ luôn đi kèm với phí gas khổng lồ. Điều này làm cho các game thủ bình thường, đặc biệt những ai chưa tìm hiểu kỹ về tiền mã hóa trước đây sẽ khó tham gia vào game.

Ngoài ra còn có yếu tố performance (hiệu suất). Vì hầu hết các game được xây dựng trên blockchain Ethereum, nên gây ra tình trạng tắc nghẽn và kết quả là trò chơi có thể bị lag. May mắn là các nhà phát triển đang nghiên cứu các giải pháp mở rộng quy mô để game thủ có thể có trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.

Ngoài ra, lối chơi và đồ họa của trò chơi P2E khá cơ bản. Bạn sẽ ngạc nhiên về đồ họa của một game lớn như GTA V vẫn mang lại trải nghiệm mượt mà. Điều này cho thấy những khởi đầu đầy hứa hẹn. Có 2.8 tỷ người chơi game trên toàn thế giới và chỉ một phần nhỏ trong số họ chơi các trò chơi blockchain, vì vậy đây là một cơ hội lớn.

Trong khi một số Studio như Steam đã cấm các trò chơi tiền mã hóa và NFT, những người khác lại áp dụng cách tiếp cận ngược lại. Một giám đốc điều hành của EA đã nói rằng NFT chính là tương lai của ngành công nghiệp game. Tuyên bố này cho thấy các Studio khác đang nghiên cứu kỹ càng về mô hình này. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ chờ đợi những Studio lớn như EA sẽ phát hành các Game P2E NFT của riêng họ hoặc thêm chức năng đó vào các trò chơi hiện có.

Một điều khác sẽ làm tăng việc áp dụng các Game này là làm giảm rào cản gia nhập. Trò chơi phổ biến nhất hiện nay là Axie Infinity. Nhưng nếu muốn chơi, trước tiên người chơi cần phải mua ít nhất 3 con Axies. Với giá hiện tại thì ít nhất cũng phải vài trăm USD – một số tiền mà hầu hết các game thủ khó có thể mua được. Chi phí khởi động cao cho trò chơi P2E này đã tạo ra một thị trường mới gọi là scholarship (học bổng). Chẳng hạn như tựa game P2E nổi tiếng có tên Yield Guild Games (YGG) cung cấp scholarship cho những người muốn chơi trò chơi này nhưng không đủ khả năng chi trả.

Cách thức hoạt động của YGG như sau:

  • Một tổ chức scholarship sẽ cho những ai muốn chơi game mượn những nhân vật trong đó.
  • Người thuê chia phần trăm thu nhập của mình với tổ chức đã cho mượn các nhân vật.

Bằng cách này, những người chơi đầu vẫn có thể hưởng lợi từ việc mở rộng trò chơi, ngay cả khi không thực sự chơi chính trò chơi đó. Ngoài ra, những game thủ mới hơn có thể tham gia trò chơi mà không phải trả phí cao. Cuối cùng, họ cũng có thể thu thập đủ tài nguyên để có được nhân vật của riêng mình.

Lời kết

Với những lợi thế trên, tương lai của ngành công nghiệp Gaming có thể là các game play-to-earn NFT. Các trò chơi như Axie Infinity đã cho thấy rằng ai cũng có thể kiếm tiền, chỉ đơn giản bằng cách chơi một trò chơi. Chắc chắn đây mới chỉ là những bước khởi đầu.

Hiện tại, có khoảng 3 tỷ game thủ trên toàn thế giới và chỉ một phần nhỏ trong số họ đã nghe nói về tiền mã hóa, chưa nói đến các trò chơi P2E NFT. Vì vậy đây là một ngách đầy hứa hẹn trong thị trường Gaming.

Biên tập và tổng hợp – Bitcoincuatoi


Thông tin trong bài viết chỉ mang mục tiêu chia sẻ và cung cấp kiến ​​thức, không phải là lời khuyên tài chính. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Leave a Comment