DeFi – Decentralized Finance gần đây có thu hút được sự chú ý của bạn không? Có phải bạn đang lạc lõng trong những đổi mới trên Ethereum vì chúng nhanh đến choáng ngợp cùng với giá gas bị đẩy đến cao đến mức chưa từng thấy?
Vậy thì bài viết này là dành riêng cho bạn đấy. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn cái nhìn cơ bản về các giao thức tài chính phi tập trung và khám phá các đồng tiền khác nhau để hình thành nên hệ sinh thái DeFi trên Ethereum. Các giao thức DeFi được xây dựng ở mức cơ bản và dựa trên nền tảng từ các nghiên cứu về những loại tiền tệ để có thể tạo nên hệ sinh thái DeFi trên Ethereum như hiện nay.
Stable Coins
Về cơ bản, tất cả đều được bắt đầu với stable coin. Stable coin là một trong những nền tảng DeFi lâu đời nhất và sự tồn tại này được xem như tiên phong trong việc đặt nền móng cho một số giao thức DeFi khác.
Đồng tiền ổn định phi tập trung (decentralized stable coin) đầu tiên được phát hành bởi Maker. Ban đầu, Maker đã sử dụng token gốc của Ethereum blockchain – ETH làm tài sản thế chấp duy nhất để phát hành loại tiền tệ ổn định (stable currency) được gọi là Dai. Và Dai được chốt bằng USD.
Gần đây, Maker đã chuyển sang nhiều stable coin có tài sản thế chấp (collateral) và hỗ trợ các ERC-20 token hiện hành khác cùng ETH làm tài sản thế chấp. ERC-20 là token thay thế được trên Ethereum blockchain. Dai đã xuất sắc vượt qua đợt khủng hoảng trượt giá của tài sản thế chấp trong giai đoạn thị trường xuống giá và kể từ đó Dai trở thành một phần trong sự thành lập của DeFi.
Thị trường tiền tệ
Năm 2020 đã mang lại sự tăng trưởng lớn cho các giao thức thị trường tiền tệ phi tập trung như Aave hoặc Compound. Các giao thức này cho phép người dùng cho vay/ mượn ERC-20 có kèm lãi suất. Cùng với sự thăng hoa của yield-farming, tổng giá trị lock (Total Value Locked – TLV) của các giao thức này đã có những bước tiến lớn.
Các nhà giám sát trong ngành cũng rất ngạc nhiên bởi lãi suất trong DeFi lại cao hơn nhiều so với tài chính truyền thống (Traditional Finance – CeFi). Và chúng ta có vô vàn những lý do để giải thích câu hỏi này.
Trong khi các ngân hàng được phép tạo ra tiền tệ khi phát hành các khoản vay, các giao thức DeFi chỉ có thể cho bạn vay các khoản tiền mà họ thực sự có sẵn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp token có sẵn để vay bị hạn chế và không thể mở rộng bởi bất kỳ ai. Đây là một trong những yếu tố tại sao lãi suất lợi nhuận hàng năm (Annual Percentage Yield – APY) cao hơn nhiều so với tài chính tập truung.
Một yếu tố khác chính là các rủi ro về hợp đồng thông minh. Các nhà đầu tư yêu cầu phần bù rủi ro cho những token của họ do sự mạo hiểm vốn có từ các hợp đồng thông minh. Lợi nhuận cao hơn cũng là con dao 2 lưỡi bởi hệ quả sự biến động cao của các tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Sàn giao dịch
Cũng giống như trong hệ thống tài chính truyền thống, DeFi cho phép bạn sử dụng các stable coin để thanh toán. Bạn có thể mua các tài sản khác cho mục đích đầu tư và sau đó áp dụng đòn bẩy thông qua thế chấp.
Tất cả những điều trên đều có thể thực hiện trực tiếp tại DeFi mà không cần phải qua bất kỳ bên trung gian nào. Theo cách tương tự, bạn muốn trao đổi các digital asset trên Ethereum blockchain mà không cần sử dụng các bên thứ ba.
Mặc dù các sàn giao dịch phi tập trung (decentralized exchanges) là một trong những ứng dụng đầu tiên trên Ethereum nhưng khả năng hữu dụng của chúng liên tục bị tụt hậu so với các sàn giao dịch tập trung lớn. Việc tạo ra Uniswap với giao diện thân thiện hơn cho người dùng đã thay đổi điều đó.
Uniswap, một giao thức để trao đổi token và cung cấp tính thanh khoản, với độ phổ biến không ngừng tăng và thậm chí còn vượt quá khối lượng giao dịch của Coinbase Pro gần đây:
Sự phát triển này chắc hẳn đã khiến Vitalik Buterin – founder của Ethereum lên tiếng nhận định rằng các sàn giao dịch tập trung sẽ bùng cháy.
Tuỳ chọn và Thị trường dự đoán
Trong tài chính truyền thống, một số công cụ phái sinh đã xuất hiện cho phép các đại lý kinh tế phòng ngừa những rủi ro và sử dụng đòn bẩy cho các mục đích đầu cơ tài chính.
Vấn đề ở đây chính là thời gian khi các tùy chọn cuối cùng xuất hiện trên Ethereum. Với Opyn giao thức DeFi, người dùng có khả năng tạo và giao dịch các tuỳ chọn đặt và gọi Ethereum.
Hơn nữa, dự đoán thị trường Augur vừa phát hành phiên bản cho phép hai người dùng đặt cược bằng stable coin Dai. Dự đoán thị trường mới có thể được tạo lập bởi bất kỳ người dùng nào và bên cạnh việc đặt cược, Augur cũng có khả năng phòng ngừa rủi ro.
Quỹ đầu tư
Một trong những phương tiện phổ biến nhất của hệ thống tài chính truyền thống là các quỹ đầu tư, họ cun g cấp cơ hội đầu tư và triển khai vốn một cách dễ dàng. Các quỹ ETF (Exchange Traded Fund) chủ yếu được thiết kế để phù hợp với các chỉ số chứng khoán đã dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thật không khó để mất nhiều thời gian để DeFi xây dựng các phương tiện đầu tư tương tự với tài chính truyền thống.
Sau khi ra mắt, tốc độ tăng trường của Yearn.Finance thật đáng kinh ngạc. Yearn.Finance là một giao thức chuyển tiền tự động giữa các thị trường tiền tệ có lợi nhất. Về cơ bản, nó vẫn là một quỹ đầu tư tự động tìm kiếm và đầu tư vào lãi suất cao nhất trong toàn bộ hệ sinh thái DeFi.
Sự phát triển của Yearn.Finance là một ví dụ điển hình về cách các hợp đồng tiền tệ DeFi xây dựng dựa trên nhau. Nói cách khác, việc phát triển Yearn.Finance sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tồn tại của các stable coin và các giao thức thị trường tiền tệ.
Nhà cung cấp thanh khoản và Market Makers
Các nhà cung cấp thanh khoản đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ sở hạ tầng DeFi. Tương tự Uniswap, họ được khuyến khích thông qua phí thưởng để cung cấp tính thanh khoản cho giao thức.
Đáng chú ý ở đây, giao thức Balancer tự động quản lý thanh khoản cho các nhà cung cấp và đồng thời cũng tham gia vào việc tạo lập thị trường.
Tài sản tổng hợp
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thế giới DeFi đã phát triển các tài sản tài chính tổng hợp giống như hệ thống tài chính truyền thống. Các giao thức phổ biến nhất cho loại tài sản này là Synthetix và UMA.
Trong số những thứ khác, Synthetix cho phép bạn mua hoặc bán tiền điện tử và một ngày nào đó trong tương lai một số lượng lớn cổ phiếu và kim loại quý cũng có thể được áp dụng.
Kết luận
Danh sách trên chỉ là phần nổi tảng băng chìm của sự đổi mới đang diễn ra trong DeFi. Bên cạnh ERC-20, NFT cung cấp một không gian đột phá khác cho sự đổi mới và sẽ sớm được đề cập trong một bài đăng khác trên Bitcoincuatoi. Và có một điều chắc chắn là chúng ta đang sống trong thời kỳ rất thú vị và DeFi hứa hẹn sẽ mang lại những đổi mới không ngừng.
Đừng quên đăng ký nhận thông báo các bài báo mới nhất về tiền mã hoá và tài chính phi tập trung trong email của bạn.
Nguồn: FrontierProtocols
Theo dõi Facebook và Telegram Bitcoincuatoi để cập nhật những thông tin về tiền mã hóa!
Nhóm thảo luận: Facebook Group | Telegram Group
* Thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích chia sẻ và cung cấp kiến thức, không phải là lời khuyên đầu tư. “Do your own research!” Hãy tự nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.